

Mỡ nội tạng là một trong những mối lo ngại hàng đầu về sức khỏe trong thời hiện đại, đặc biệt là với người cao tuổi. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến vóc dáng mà còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính nguy hiểm như tim mạch, ung thư và tiểu đường. Lượng mỡ nội tạng trong cơ thể có thể được kiểm soát và giảm dần nếu áp dụng chế độ ăn uống khoa học. Trong đó, một số thói quen uống nước đã được chứng minh là mang lại hiệu quả đáng kể. Do đó, cách uống nước giúp giảm mỡ nội tạng cũng được nhiều người quan tâm.
Mỡ nội tạng (Visceral fat) là loại chất béo bao bọc xung quanh các cơ quan nội tạng như gan, tụy, ruột trong khoang bụng. Khác với mỡ dưới da (Subcutaneous fat), mỡ nội tạng khó nhận biết hơn bằng mắt thường nhưng lại nguy hiểm hơn rất nhiều bởi có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe như:
- Tăng nguy cơ bệnh tim mạch: Mỡ nội tạng giải phóng các cytokine và các axit béo tự do vào máu, dẫn đến xơ vữa động mạch, cao huyết áp, đột quỵ.
- Gây kháng insulin, tăng nguy cơ bị tiểu đường: Mỡ nội tạng cản trở hoạt động của insulin, hormone điều chỉnh lượng đường trong máu.
- Làm suy giảm chức năng gan, gây ra bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu.
- Tăng nguy mắc bệnh ung thư, như ung thư đại trực tràng, ung thư vú,...
- Gây rối loạn hô hấp: Mỡ nội tạng chèn ép cơ hoành gây khó thở, ngưng thở khi ngủ.
- Ảnh hưởng đến xương khớp, tăng gánh nặng lên hệ thống xương khớp.
Có nhiều nguyên nhân gây tích tụ mỡ nội tạng ở người cao tuổi, trong đó chủ yếu là do:
- Lão hóa tự nhiên: Khi lớn tuổi, tốc độ trao đổi chất chậm lại, khối lượng cơ bắp giảm, dễ tích mỡ hơn.
- Chế độ ăn uống thiếu khoa học: Tiêu thụ nhiều thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh, chất béo bão hòa, đường tinh luyện.
- Ít vận động, làm giảm khả năng đốt cháy calo và mỡ thừa.
- Thay đổi nội tiết tố: Giảm estrogen ở phụ nữ và testosterone ở nam giới.
- Căng thẳng (Stress): Kích thích sản sinh cortisol - một loại hormone có thể thúc đẩy tích trữ mỡ ở vùng bụng.
- Thiếu ngủ hoặc chất lượng giấc ngủ kém.
Nước chiếm khoảng 70% trọng lượng cơ thể và tham gia vào hầu hết các quá trình sinh hóa. Nước cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giảm mỡ nội tạng nhờ:
- Tăng cường trao đổi chất: Nước giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất, khiến cơ thể đốt cháy nhiều calo hơn, bao gồm cả calo từ mỡ nội tạng.
- Hỗ trợ quá trình phân giải mỡ (Lipolysis): Nước cần thiết cho quá trình phân giải chất béo thành năng lượng, từ đó giảm bớt mỡ nội tạng.
- Giảm lượng calo nạp vào: Uống nước trước bữa ăn sẽ tạo cảm giác no giả, giúp hạn chế lượng calo nạp vào cơ thể, làm giảm mỡ thừa.
- Hỗ trợ chức năng gan và thận: Gan đóng vai trò quan trọng trong chuyển hóa chất béo còn thận giúp lọc bỏ chất thải. Khi thận hoạt động tốt, gan sẽ không bị quá tải và có thể tập trung vào việc chuyển hóa mỡ hiệu quả hơn.
- Tăng cường năng lượng cho vận động: Uống đủ nước giúp duy trì năng lượng, sức bền, cho phép người cao tuổi vận động hiệu quả hơn để đốt cháy mỡ thừa.
- Cải thiện tiêu hóa: Hệ tiêu hóa khỏe mạnh giúp hấp thu dưỡng chất tốt hơn và loại bỏ chất thải hiệu quả, gián tiếp hỗ trợ kiểm soát cân nặng.
Tình trạng mất nước cũng có thể làm chậm quá trình trao đổi chất và cản trở nỗ lực giảm mỡ nội tạng. Do đó, duy trì thói quen uống đủ nước là một biện pháp đơn giản mà hiệu quả giúp giảm mỡ nội tạng.
Xây dựng những thói quen uống nước đúng cách sẽ mang lại lợi ích bất ngờ trong việc kiểm soát và giảm mỡ nội tạng. Dưới đây là một số thói quen tốt mang lại hiệu quả.
Người cao tuổi nên uống khoảng 1.5 - 2 lít nước mỗi ngày (tương đương 6 - 8 ly). Tuy nhiên, Lượng nước có thể thay đổi tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, mức độ hoạt động, thời tiết và các loại thuốc đang sử dụng. Đặc biệt, người cao tuổi thường có cảm giác khát kém nhạy hơn so với người trẻ nên cần chủ động uống nước ngay cả khi chưa cảm thấy khát để tránh nguy cơ bị mất nước.
Xem thêm: 1 ngày uống bao nhiêu lít nước thì tốt cho sức khỏe
Người cao tuổi nên duy trì thói quen uống nước đều đặn, chia nhỏ lượng nước cần uống trong ngày. Đặc biệt, như buổi sáng sau khi thức dậy, trước mỗi bữa ăn chính khoảng 30 phút, giữa các bữa ăn, trước khi đi ngủ khoảng 30 phút và khi vận động là những thời điểm “vàng” nên uống nước để giảm mỡ nội tạng.
Việc lựa chọn đúng loại nước uống giảm mỡ nội tạng cũng rất quan trọng. Vậy, người cao tuổi bị mỡ nội tạng nên uống gì? Dưới đây là những loại đồ uống được các chuyên gia sức khỏe khuyến nghị:
- Nước tinh khiết: Nước tinh khiết không chứa calo hay chất phụ gia có hại, tuyệt đối an toàn đối với sức khỏe người cao tuổi.
- Nước ion kiềm: Với nhiều đặc tính ưu việt, nước ion kiềm giúp thúc đẩy quá trình chuyển hóa, đào thải độc tố, hỗ trợ tiêu hóa và giảm stress oxy hóa, từ đó giảm thiểu sự tích tụ mỡ nội tạng. Tuy nhiên, người cao tuổi có bệnh mãn tính nên cẩn trọng và hỏi ý kiến chuyên gia trước khi sử dụng loại nước uống này.
- Trà xanh: Loại thức uống này chứa EGCG - một chất chống oxy hóa mạnh có khả năng hỗ trợ đốt cháy chất béo và tăng cường trao đổi chất. Tuy nhiên, người cao tuổi chỉ nên uống với lượng vừa phải, không uống khi bụng đói và trước khi đi ngủ.
- Nước chanh ấm không đường: Thức uống này giàu vitamin C, hỗ trợ tiêu hóa và tăng cường trao đổi chất, giảm mỡ thừa.
Bên cạnh đó, người cao tuổi cũng cần tránh xa các loại đồ uống chứa nhiều đường, chất béo không hòa tan, cồn, caffeine như nước ngọt có ga, nước trái cây đóng hộp, trà sữa, cà phê, bia rượu,... để giảm nguy cơ tích tụ mỡ ở nội tạng.
Xem thêm: Người bị gan nhiễm mỡ nên uống nước gì để giảm triệu chứng
Thói quen uống nước trên sẽ phát huy hiệu quả cao nhất khi được kết hợp với một lối sống lành mạnh. Bằng cách áp dụng chế độ dinh dưỡng cân bằng, vận động hợp lý, ngủ đủ giấc và kiểm soát căng thẳng, tình trạng mỡ nội tạng ở người cao tuổi sẽ giảm đáng kể.
Mỡ nội tạng là một vấn đề sức khỏe đáng lo ngại ở người cao tuổi, nhưng hoàn toàn có thể được kiểm soát và cải thiện. Xây dựng thói quen uống nước giúp giảm mỡ nội tạng một cách khoa học là biện pháp đơn giản, dễ thực hiện nhưng mang lại lợi ích to lớn. Những thay đổi nhỏ trong thói quen uống nước hàng ngày sẽ giúp người cao tuổi có được cuộc sống khỏe mạnh và chất lượng hơn.