Vào những ngày thời tiết nắng gay gắt, uống thức uống có đá có thể giúp đánh tan cơn khát, mang lại cảm giác dễ chịu. Tuy nhiên, điều này vô tình tạo nên một thói quen không lành mạnh có thể ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe con người.
Bên cạnh đó, thời tiết nắng nóng khiến cơ thể đổ nhiều mồ hôi gây mất nước nghiêm trọng. Một số người uống nhiều nước hơn để bù đắp lượng nước đã mất. Tuy nhiên, việc nạp một lượng nước dồn dập vào cơ thể như vậy rất nguy hiểm.
Để cơ thể hoạt động tốt nhất và duy trì được năng lượng đến cuối ngày, bạn cần uống nhiều nước. Theo khuyến cáo của các chuyên gia về sức khỏe, mỗi người trưởng thành nên bổ sung từ 1,5 - 2 lít nước, tương đương từ 6 - 8 ly nước mỗi ngày. Các nhu cầu nước còn lại được cung cấp từ thực phẩm ta ăn vào (nước canh, trái cây, rau tươi...). Tuy nhiên, lượng nước cần bổ sung thực tế còn tùy thuộc vào thể trạng như cân nặng và tình trạng sức khỏe mỗi người.
Đặc biệt, những người đang bị sốt cao, nôn và tiêu chảy dẫn đến mất nước, người làm việc nặng dưới trời nắng nóng hay luyện tập thể thao,… nên bổ sung nhiều nước hơn bình thường. Tuy nhiên, cũng không nên uống quá nhiều nước trong một ngày, vì điều này có thể dẫn tới tình trạng ngộ độc nước.
Bổ sung nước thường xuyên là điều cần thiết để duy trì hoạt động bình thường của cơ thể trong điều kiện thời tiết nắng nóng. Tuy nhiên, trời quá nóng khiến cơ thể mất nước nhanh chóng nên nhiều người uống nước liên tục một cách mất kiểm soát, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Để tránh điều này xảy ra, bạn nên tập thói quen uống nước đúng cách:
Thời tiết nắng gay gắt khiến một số người uống nước đá nhiều hơn. Tuy nhiên, điều này có thể gây khó chịu cho đường tiêu hóa, tăng nguy cơ bị chuột rút, tiêu chảy và viêm họng.
Ngược lại, có một số người thích uống nước nóng. Thói quen này có thể gây tổn thương niêm mạc thực quản và kích thích sự tăng sinh niêm mạc. Uống nước nóng khi thời tiết nắng gắt có thể khiến thân nhiệt tăng lên, tạo cảm giác khó chịu và khiến cơ thể bị mất nước nhanh hơn.
Do đó, bạn nên hạn chế uống nước có nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp so với thân nhiệt cơ thể. Nhiệt độ thích hợp của nước uống trong mùa nóng nên nằm trong khoảng từ 10 đến 30 độ C.
Đôi lúc khi hoạt động ngoài trời dưới nắng nóng quá lâu khiến cơ thể bị mất nước nghiêm trọng, nhiều người thường có thói quen uống một ly nước đầy với tốc độ nhanh để giải cơn khát. Tuy nhiên, cách uống này có thể khiến cơ thể gặp nguy hiểm. Việc uống nước nhiều trong một thời gian ngắn như vậy sẽ khiến máu trong cơ thể bị loãng ra, làm tăng gánh nặng cho tim. Hành động này sẽ càng nguy hiểm hơn nếu bạn có ý định tập thể dục, chạy bộ hoặc làm việc nặng,... ngay sau đó.
Ngoài ra, uống nhiều nước trong một thời gian ngắn khi thời tiết nắng nóng sẽ làm tăng tiết mồ hôi và mất các chất điện giải, khiến bạn có cảm giác khát nhiều hơn.
Việc uống nước quá vội vàng như vậy cũng là một trong những nguyên nhân gây nấc cụt, chướng bụng. Do đó, bạn nên uống từ từ và chia nhỏ lượng nước ra thành nhiều giai đoạn trong ngày.
Các chuyên gia về sức khỏe thường khuyến khích mọi người nên uống khoảng 2 lít mỗi ngày. Đây là lượng nước cần cung cấp cho cơ thể để duy trì hoạt động của các cơ quan chức năng trong cơ thể một cách bình thường.
Tuy nhiên, đây chỉ là con số ước tính đối với mặt bằng chung. Trên thực tế, lượng nước mà một người cần uống còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như cân nặng, khả năng vận động, tình trạng sức khỏe. Ngoài ra, điều kiện thời tiết, khí hậu cũng ảnh hưởng ít nhiều đến nhu cầu nước của cơ thể.
Đối với người có sức khoẻ bình thường thì lượng nước cần cung cấp cho cơ thể có thể được xác định bởi màu nước tiểu. Màu sắc nước tiểu bình thường có màu vàng, nếu nước tiểu hơi sẫm màu có nghĩa là cần được bổ sung nhiều nước hơn và ngược lại, nước tiểu trong nghĩa là cơ thể đang dư nước và cần giảm bớt lượng nước nạp vào.
Đối với những người bị bệnh như sốt cao, tiêu chảy, người làm việc nặng ngoài trời nắng hay vận động nhiều dẫn đến cơ thể bị mất nước thì nên uống nhiều nước hơn so với bình thường.
Uống nhiều nước có tốt hay không còn phụ thuộc vào cách uống như thế nào. Để mang lại lợi ích cho sức khỏe, bạn nên hình thành thói quen uống nước thông minh bằng cách chia đều lượng nước nạp vào cơ thể trong 1 ngày.
Thay vì mỗi lần uống 1 ly nước lớn, cứ cách đều 1-2 tiếng bạn nên uống vài ngụm nước, tương đương khoảng 50 - 100ml/lần nước cho dù không khát để duy trì độ ẩm trong cơ thể. Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý về 8 thời điểm "vàng" uống nước trong ngày có lợi cho sức khỏe để việc uống nước mang lại hiệu quả tốt nhất.
Buổi sáng sau khi thức dậy được xem là thời gian vàng để thanh lọc cơ thể sau quá trình trao đổi chất suốt một đêm dài. Đây cũng là thời điểm tốt để uống một ly nước.
Các chuyên gia về sức khỏe vẫn khuyến khích mọi người nên uống một cốc nước ấm vào buổi sáng sau khi thức dậy và trước khi dùng bữa sáng để thanh lọc cơ thể. Nên uống chậm để khởi động hệ thống tiêu hóa và tránh khả năng làm cho cơ thể trướng bụng, bị đầy hơi.
Lá chè xanh chứa nhiều tanin, cafein, glycosid, một ít tinh dầu, các vitamin và muối khoáng có lợi cho sức khỏe. Đặc biệt, vị chát của chè do chất tanin tạo nên rất có lợi đối với niêm mạc đường tiêu hóa, làm giảm được quá trình thối rữa, tạo điều kiện hoạt động tốt cho các vi khuẩn có ích trong đường ruột.
Ngoài ra, Vitamin C trong lá chè tươi nhiều gấp 4 lần so với nước cam, nước chanh. Do đó, uống nhiều nước chè xanh vào những ngày nắng nóng sẽ giúp bổ sung năng lượng, tăng sức đề kháng, làm đẹp da.
Ngoài ra, flavonoid (thường được gọi là vitamin P) có trong chè xanh có tác dụng làm giảm thẩm thấu mao mạch, tăng độ bền của mạch máu. Đây cũng là chất oxy hóa mạnh mẽ, giúp thanh lọc, giải độc cơ thể, làm chậm quá trình lão hóa và giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư, tiểu đường, tim mạch..
Hẩu hết các loại trái cây đều có nhiều vitamin C và một số acid hữu cơ như: acid citric, acid tartaric, acid malic.... Do đó, uống nước ép trái cây vào ngày nắng nóng không chỉ giúp bổ sung năng lượng mà còn có tác dụng làm giảm cơn khát do mất nước đồng thời kích thích quá trình sản sinh dịch tiêu hóa trong cơ thể.
Từ xưa, rau má đã được dùng như một vị thuốc giúp nhuận gan, giải độc, lợi tiểu, trị rôm sảy... Nhờ các thành phần như: beta caroten, sterols, saponins, alkaloids, các loại vitamins B1, B2, B3, C và K…, rau má được xem là dược liệu quý giúp tiêu nhiệt, giải cảm, điều trị những bệnh ngoài da hay bệnh thần kinh, tim mạch,… Ngoài ra, rau má cũng được sử dụng để chế biến các thức uống giải khát rất hiệu quả trong những ngày nắng nóng.
Ngoài các thức uống giải khát bổ dưỡng, để giữ thân nhiệt ổn định và đảm bảo hoạt động các cơ quan trong cơ thể trong những ngày nắng nóng, bạn nên tạo thói quen uống nhiều nước đúng cách. Ngoài các loại nước uống phổ biến như nước tinh khiết, nước khoáng thiên nhiên, bạn có thể lựa chọn nước uống kiềm để để thanh lọc, cân bằng pH trong cơ thể và bổ sung chất điện giải bị mất do đổ nhiều mồ hôi trong ngày nóng.