482,000 đ
462,000 đ
462,000 đ
505,000 đ
482,000 đ
462,000 đ
Nhu cầu khí đốt của Việt Nam dự kiến sẽ tăng từ 9,7 tỷ mét khối (bcm) vào năm 2020 lên đến 25,3 bcm vào năm 2030. Nếu nguồn khai thác trong nước giảm sút, hoạt động nhập khẩu khí đốt hóa lỏng sẽ được tăng cường để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ gas trong tương lai.
Đây là dự báo được Viện Năng lượng Việt Nam thuộc Bộ Công thương đưa ra tại bản dự thảo Quy hoạch điện VIII (Power Development Planning VIII - PDP 8). Theo đó, nhu cầu tiêu thụ khí đốt của Việt Nam có thể tăng gấp đôi trong thập kỷ tới (từ 2021 - 2030).
Cũng theo đánh giá của Fitch Solutions, Việt Nam là thị trường vô cùng tiềm năng về khí đốt khi nguồn năng lượng hiện tại chưa đủ cung cấp nhu cầu tiêu thụ cả về sản lượng lẫn bình quân đầu người, nếu tính toán theo quy mô thị trường.
Thị trường gas Việt Nam còn nhiều tiềm năng chưa được khai thác - Nguồn: UN, JODI & Fitch Solutions
Theo CIA - The World Factbook, mặc dù Việt Nam đã có nguồn tự cung tự cấp về khí đốt nhưng mạng lưới khí đốt trong nước vẫn bị thiếu hụt khi đứng thứ 15/17 thị trường khí đốt tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương.
Theo dự đoán, nhu cầu tiêu thụ gas của Việt Nam sẽ tăng gấp đôi trong thập kỷ tới, từ 9,7 bcm năm 2020 lên khoảng 25,3 bcm vào năm 2030. Các chuyên gia cũng đánh giá rằng, nhập khẩu LNG sẽ là giải pháp “lấp chỗ trống” cho sự thiếu hụt của nguồn sản xuất trong nước. Tuy nhiên, tăng trưởng dài hạn có tiềm năng vượt xa dự báo hiện tại vì ngày càng có nhiều dự án trong lộ trình được công khai, minh bạch.
Dự báo tỷ lệ công suất phát điện dựa theo loại nhiên liệu trong PDP VIII - Nguồn: Bộ Công thương & Fitch Solutions
Trong dự thảo về Quy hoạch điện VIII, Bộ Công thương đã đưa ra các mục tiêu tăng trưởng đầy tham vọng cho sản xuất điện từ khí thiên nhiên và năng lượng tái tạo. Theo đó, tỷ trọng công suất phát điện bằng khí đốt được dự báo sẽ tăng từ khoảng 14,9% vào năm 2020 lên 21% vào năm 2030 và tiếp tục tăng đến 24% vào năm 2045. Trong khi đó năng lượng tái tạo dự kiến sẽ tăng từ 9,9% vào năm 2020 lên 29% vào năm 2030 và hơn 40% vào năm 2045.
Fitch Solutions cho biết thêm: “Điều này dự kiến sẽ xảy ra với chi phí là than và thủy điện, những thứ gây ô nhiễm môi trường hơn nếu sản xuất trong nước”.
PDP VIII chỉ ra rằng việc sử dụng than tại Việt Nam vẫn sẽ tiếp tục ngay cả khi chính phủ khuyến khích chuyển sang sử dụng các dạng năng lượng sạch hơn, mặc dù tiêu dùng trong nước sẽ ngày càng phụ thuộc vào nhập khẩu khi nguồn cung trong nước giảm sút.
Dự báo về nhu cầu tiêu thụ gas và sản lượng khí đốt nhập khẩu ước tính - Nguồn: Fitch Solutions
Tỷ trọng nguồn năng lượng nhập khẩu cũng được kỳ vọng sẽ có mức tăng trưởng cận biên để giảm thiểu những tác động môi trường từ việc sản xuất năng lượng của chính nó. Trong khi đó, dòng vốn đầu tư vào lĩnh vực này có thể sẽ tăng lên trong suốt thời gian triển khai Kế hoạch phát triển đô thị. Theo ước tính, Việt Nam sẽ cần khoản đầu tư khoảng 128,3 tỷ USD trong thập kỷ tới để thực hiện các mục tiêu tăng trưởng nói trên trong việc sản xuất khí đốt tự nhiên và năng lượng tái tạo.
Tổng cộng, 95,4 tỷ USD dự kiến sẽ được phân bổ cho việc phát triển các dự án cung cấp điện với hơn 56 tỷ USD dùng cho việc tái cấp lại LNG và các dự án chuyển khí tự nhiên thành điện chuẩn bị được đưa vào vận hành trong 10 năm tới.
Hiện tại, có đến 23 dự án đường ống khác nhau với sự tham gia của nhiều nhà đầu tư/tài trợ, đặc biệt là Hoa Kỳ. Trong số 23 dự án, có đến 11 dự án với tổng trị giá 35,9 tỷ USD, công suất phát điện 32,6GW được cam kết hỗ trợ từ các doanh nghiệp Hoa Kỳ dự kiến sẽ được hoàn thành trong giai đoạn từ 2023 - 2030. Ngoài ra, khoảng 32,9 tỷ USD sẽ được trích lập trong suốt thời gian của Kế hoạch phát triển năng lượng để mở rộng mạng lưới điện quốc gia./.
Nguồn: Hanoi Times