Không chỉ nướng bằng bếp ga, tất cả đồ nướng, đặc biệt là các món nướng trực tiếp trên ngọn lửa đều không tốt cho sức khỏe. Do đó, không chỉ lựa chọn loại bếp nướng ít độc hại nhất, người tiêu dùng càng nên chú ý đến lượng đồ nướng nạp vào cơ thể.
Người Việt có thói quen nướng thịt và các loại đồ ăn khác bằng bếp than, củi hoặc bếp ga bởi tính tiện dụng, chi phí rẻ. Tuy nhiên, thức ăn nướng bằng bếp ga liệu có tốt cho sức khỏe?
Bếp than, bếp củi, lò nướng thường là lựa chọn hàng đầu của các gia đình, quán ăn khi chế biến các món nướng, đặc biệt là khi cần nướng thịt. Một số nhà hàng, gia đình lại sử dụng bếp nướng bằng ga khi cần thưởng thức các món nướng tại bàn. Tuy nhiên, việc nướng đồ ăn bằng bếp ga có nhiều nhược điểm như:
► Thức ăn nướng bằng bếp ga không ngon
Bếp ga có khả năng sinh nhiệt cao nên khi nướng, nếu không để ý thì món ăn dễ bị cháy xém. Với một số món ăn được cắt miếng dày, nhiều khi bên ngoài bị cháy nhưng bên trong vẫn chưa đủ chín, dẫn đến hương vị món ăn mất ngon.
► Khó vệ sinh bếp
Các loại bếp nướng chuyên dụng bằng điện thường thiết kế thêm bộ phận để hứng cặn và mỡ thừa. Trong khi đó, bếp ga không được thiết kế để nướng đồ ăn nên khi nướng, dầu mỡ, vụn thức ăn và gia vị ướp sẽ rơi xuống bề mặt, kiềng bếp. Dưới tác động của nhiệt độ cao, dầu mỡ và vụn thức ăn này sẽ bị khô, cháy khét và bám cặn lên bề mặt khiến việc lau chùi, vệ sinh rất khó khăn. Trong trường hợp dùng vỉ hoặc khay nướng, việc vệ sinh vỉ nướng cũng khiến người nội trợ mất khá nhiều thời gian.
► Dễ sinh ra các chất gây ung thư
Việc nướng thức ăn trực tiếp trên ngọn lửa sẽ sản sinh ra một lượng chất Polycyclic Aromatic Hydrocarbon (PAHs) và khói. Những chất này có thể là tác nhân gây ung thư và các bệnh về tim mạch, phổi. Chưa kể, nếu ga kém chất lượng, một lượng khí ga chưa được đốt cháy hoàn toàn bị hấp thụ vào trong thực phẩm, nếu ăn nhiều sẽ gây hại cho cơ thể.
Thức ăn nướng bằng bếp ga có độc không là câu hỏi được nhiều người nội trợ quan tâm
► Nguy cơ cháy nổ cao
Một số người có thói quen sử dụng bếp ga mini kèm vỉ để nướng thịt và các loại thực phẩm khác khi đi dã ngoại. Đây là thói quen sai lầm bởi việc nấu nướng bằng bếp ga liên tục trong thời gian dài khiến nhiệt độ thân bếp tăng cao. Lúc này, nhiệt độ lon ga cũng tăng khiến áp suất trong bình tăng, tiềm ẩn nguy cơ nổ bình ga.
Với những lý do kể trên, các chuyên gia, nhà sản xuất bếp ga thường không khuyến nghị khách hàng nướng đồ ăn bằng bếp ga. Bản thân bếp ga cũng không được thiết kế để đáp ứng nhu cầu nấu nướng này. Để nướng thịt và các loại thực phẩm khác, người nội trợ nên trang bị các loại bếp nướng chuyên dụng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và giữ được hương vị món ăn.
Món nướng có hương vị thơm ngon thường hấp dẫn khẩu vị của nhiều người. Tuy nhiên, thực phẩm nướng bằng lửa, than hoặc lò nướng đều sản sinh ra độc tố, dù nhiều hay ít.
Khi nướng bằng bếp ga, thực phẩm sẽ sản sinh ra chất AGE (Advanced glycation end products). Đây là chất glycosyl hóa không cần enzyme giúp thức ăn có màu hấp dẫn, dậy mùi thơm và vị ngon.
Tuy nhiên, khi thức ăn này đi vào cơ thể, chất AGE sẽ thấm vào các tế bào, mạch máu, mô liên kết,... làm tổn thương các tổ chức mô lành và làm biến tính protein trong cơ thể. Nếu di chuyển lên não, AGE sẽ gây tổn thương cho hệ thần kinh, thúc đẩy quá trình lão hóa diễn ra nhanh hơn.
Nguy hiểm hơn, AGE còn là tác nhân gây các bệnh tim mạch, thần kinh, xương khớp. Khi vào cơ thể, chúng sẽ tạo ra các chất trung gian hóa học như axit amin thơm, amin dị vòng,... gây đột biến tế bào, là một trong những nguyên nhân gây ung thư.
Khi nướng đồ ăn bằng bếp than, bếp củi, ngoài AGE, axit amin thơm, axit dị vòng, quá trình nướng thức ăn còn sản sinh ra một vài chất độc hại khác, trong đó có bột nướng. Chất này sẽ tạo thành hydrat cacbon, sản sinh ra acrylamide - chất có khả năng gây ung thư khi bị cháy ở nhiệt độ cao. Chưa kể, việc nướng bằng bếp than sẽ tạo ra nhiều khí CO, cản trở quá trình vận chuyển oxy trong cơ thể, gây nguy hiểm cho sức khỏe nếu hít phải quá nhiều.
Khi sử dụng các loại bếp nướng bằng điện, bếp từ, lò vi sóng ở nhiệt độ trên 300 độ C, các chất độc hại vẫn được sản sinh ra, tuy nhiên mức độ ít hơn so với nướng bằng bếp ga, than, củi.
Trong quá trình nướng, thức ăn sẽ được làm chín ở nhiệt độ cao, khiến một số thành phần trong thực phẩm bị “biến chất”, tạo ra các chất độc hại. Lượng chất này càng lớn nếu thức ăn được nướng trực tiếp trên ngọn lửa.
Do đó, người tiêu dùng nên tạo thói quen ăn uống lành mạnh, hạn chế ăn các món nướng, đặc biệt là các món cay nóng như thịt nướng. Nếu thỉnh thoảng muốn thay đổi khẩu vị bằng các món nướng, người nội trợ nên dùng bếp nướng điện, lò vi sóng,... để giảm thiểu các chất độc hại.
Ngoài ra, khi chế biến các món nướng, người nội trợ nên lưu ý:
♦ Dùng loại thịt nhiều nạc, gia cầm nên được loại bỏ mỡ, bỏ da để hạn chế tối đa tình trạng mỡ rơi xuống ngọn lửa khi nướng làm sản sinh ra nhiều PAHs.
♦ Tẩm ướp thịt với nước rau quả như nước cam, chanh, gừng, giấm,... để tăng cường chất chống oxy hóa, giảm thiểu chất độc hại.
♦ Thái thực phẩm thành miếng nhỏ và mỏng, nướng ở nhiệt độ thấp hoặc vừa phải, thường xuyên trở qua lại các mặt để thức ăn chín đều, không bị cháy sém.
♦ Sử dụng vỉ nướng bằng gốm chịu nhiệt cao hoặc thép không gỉ, không dùng các loại vỉ bằng nhôm vì kim loại này phản ứng với axit sẽ tạo ra chất độc hại.
Không chỉ thức ăn nướng bằng bếp ga, các loại đồ nướng đều chứa thành phần không tốt cho sức khỏe. Do đó, người nội trợ nên hạn chế nấu các món nướng, thay vào đó hãy thay đổi thực đơn đa dạng để bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, kích thích sự thèm ăn của các thành viên trong gia đình. Với các món nướng, người nội trợ nên ưu tiên sử dụng bếp nướng bằng điện, bếp hồng ngoại và chế biến khẩu phần ăn vừa phải để lượng độc tố hấp thụ mỗi lần ăn không gây quá tải cho cơ thể.
Với các món ăn hàng ngày, người nội trợ có thể lựa chọn bếp ga hoặc bếp từ tùy theo nhu cầu sử dụng và khả năng tài chính của gia đình.
►Xem thêm: Sử dụng bếp ga hay bếp từ để nấu ăn an toàn, tiết kiệm hơn?
Tham khảo các mẫu bếp ga, bếp điện từ tại website, ứng dụng Gas4.0 hoặc liên hệ hotline 1900 1740 để được tư vấn sản phẩm phù hợp.