Nhiều người lầm tưởng rằng viêm họng chỉ xảy ra vào mùa đông nhưng thực ra số người bị viêm họng vẫn có xu hướng tăng lên vào mùa hè. Nguyên nhân một phần là do thói quen uống nước không khoa học, trong đó có tình trạng lạm dụng nước đá lạnh. Vậy tại sao uống nước đá lại bị viêm họng.
Nước không chỉ đóng vai trò cung cấp khoáng chất mà còn góp phần vận chuyển chất dinh dưỡng để nuôi các tế bào trong cơ thể. Do đó, mỗi người đều phải có ý thức bổ sung nước thường xuyên, đặc biệt trong mùa hè nóng nực - thời điểm dễ dẫn tới tình trạng mất nước. Trên thực tế, nhiều người thường chọn uống nước lạnh, nước đá vào mùa hè. Loại nước này tưởng chừng vô hại nhưng tiềm ẩn nhiều vấn đề đối với sức khoẻ nếu sử dụng không đúng cách.
Viêm họng là bệnh lý xuất hiện khi viêm niêm mạc của vùng họng bị tổn thương, dẫn tới các triệu chứng thường gặp như đau rát họng, khô họng hoặc khó nuốt. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới bệnh viêm họng như:
Các vi khuẩn hoặc virus gây cảm lạnh, cảm cúm tấn công vào vùng họng sẽ dẫn tới tình trạng viêm nhiễm, kích thích ở nhiều mức độ khác nhau. Điều này khiến bệnh nhân cảm thấy đau và khó chịu do niêm mạc họng bị sưng, đỏ, thậm chí có thể gây sốt.
Niêm mạc họng cũng có thể bị tổn thương nếu chúng ta sống, tiếp xúc lâu trong môi trường có khói thuốc lá, ô nhiễm không khí. Ngoài ra, các hóa chất độc hại cũng là “kẻ thù” của họng vì có thể bay hơi và tác động trực tiếp lên niêm mạc họng.
Niêm mạc họng luôn cần duy trì độ ẩm để cân bằng chất nhầy, giúp họng không bị kích thích, tấy đỏ. Vì thế, nếu cơ thể thiếu nước sẽ dẫn tới khô họng, ảnh hưởng trực tiếp tới “sức khoẻ” của niêm mạc họng.
Có nhiều tình huống khiến cơ thể bị dị ứng, có thể do thức ăn, không khí hoặc bị côn trùng cắn. Lúc này, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ ngay lập tức có những phản ứng tiêu cực với các chất gây ra dị ứng. Cùng với đó niêm mạc họng cũng sưng và có biểu hiện đau ở nhiều mức độ khác nhau.
Đồ cay nóng có khả năng kích thích vị giác cao nhưng lại dễ làm tổn thương niêm mạc họng. Hơn nữa, đồ ăn cay sẽ khiến dạ dày sản xuất ra axit trong dạ dày, ảnh hưởng tới hệ tiêu hoá.
Những stress và căng thẳng trong công việc, cuộc sống cũng tạo ra áp lực lớn đối với hệ miễn dịch. Khi hệ miễn dịch bị suy yếu, vi khuẩn sẽ dễ dàng tấn công, làm tăng nguy cơ viêm nhiễm, bao gồm cả niêm mạc vùng họng.
Khi phải nói với tần suất dày đặc, âm lượng lớn, cơ họng và dây thanh quản sẽ phải làm việc liên tục. Cơ họng dễ bị tổn thương, đau nhức.
Trước hết, phải khẳng định rằng về bản chất, nước đá không phải là tác nhân chính gây ra những tổn thương của niêm mạc họng. Có thể hiểu, trong điều kiện sức khỏe bình thường, uống nước đá đúng cách thì sẽ không dẫn tới tình trạng viêm họng.
Tuy nhiên, trong những trường hợp sau, niêm mạc hỏng sẽ có những phản ứng khi người dùng uống nước đá:
- Khi sức đề kháng của cơ thể suy yếu, đã xuất hiện những dấu hiệu viêm nhiễm đường hô hấp hay bị cảm cúm,... Đây đều là những điều kiện lý tưởng để virus, vi khuẩn tấn công.
- Khi cổ họng đang bị tổn thương: Lúc này nước lạnh sẽ càng khiến tình trạng tổn thương trở nên nghiêm trọng hơn. Ở 1 số trường hợp, người dùng có thể bị sốt cao hoặc mất tiếng.
- Lạm dụng, uống nước đá quá nhiều: Khi đó, niêm mạc họng phải liên tục đối diện với sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ nên dễ bị trầy xước hơn.
- Uống nhiều nước đá bẩn: Hành động này gián tiếp đưa lượng lớn vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, khiến sức đề kháng của có thể giảm sút, làm tăng nguy cơ gây viêm và đau họng.
Khi uống nước đá bị đau họng nghiêm trọng, bệnh nhân cần đi thăm khám để bác sĩ đưa ra những đánh giá về mức độ và có hướng điều trị hiệu quả. Nếu tình trạng đau họng chỉ ở mức độ nhẹ, bạn có thể tự khắc phục tại nhà bằng một số nguyên liệu có sẵn trong bếp như chanh, mật ong, cam thảo,...
Bạn có thể pha 1 thìa mật ong với nước ấm, thêm một lát chanh để xoa dịu vùng hầu họng đang bị sưng tấy. Ngoài ra, có thể thay thế bằng các thảo dược dễ tìm khác như cỏ mực, húng chanh, cam thảo… Nếu dùng thảo dược, bạn nên lưu ý kiểm tra xem cơ thể có bị dị ứng với loại nào không trước khi sử dụng để tránh bị kích ứng.
Bên cạnh đó, để giảm nhanh triệu chứng đau họng, bạn nên súc miệng bằng nước muối sinh lý từ 3 - 4 lần/ngày để đẩy virus, vi khuẩn ra khỏi hầu họng. Nếu tình trạng viêm họng nghiêm trọng gây đau rát, khó chịu, bạn có thể dùng viên ngậm được bán tại các hiệu thuốc để giảm bớt triệu chứng nhanh chóng, hiệu quả hơn.
Như vậy, không phải ai uống nước đá cũng bị viêm họng. Quan trọng là phải biết uống đúng cách, uống vừa đủ để tránh những tổn thương tới niêm mạc hỏng.
Các chuyên gia y tế khuyến cáo, để tránh bị viêm họng khi uống nước đá ngày hè, bạn không nên uống nước đá khi vừa đi trời nắng về. Đặc biệt, không nên uống nước lạnh liên tục trong ngày, nên uống chậm rãi thành những ngụm nhỏ và hạn chế uống vào buổi tối.
Những người đang bị ốm hoặc vừa ốm dậy cũng không được khuyến khích sử dụng nước đá lạnh. Người già, trẻ em, phụ nữ mang thai, người đang mắc các bệnh lý về hô hấp cũng nên hạn chế uống nước đá lạnh.
Việc lựa chọn uống nước đá sạch cũng giúp người dùng hạn chế những tổn thương tới niêm mạc. Hiện nay trên thị trường có nhiều nguồn cung cấp đá khác nhau. Người dùng cần lựa chọn nhà sản xuất uy tín, có thương hiệu để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Nếu nhu cầu sử dụng ít, bạn nên tự làm đá lạnh và pha chế thức uống tại nhà bằng nguồn nước uống sạch như nước tinh khiết thay vì mua sẵn bên ngoài để tránh tình trạng uống phải nước đá “bẩn” nhiều gây viêm họng.
Với những thông tin trên, chắc hẳn bạn đã có đáp án cho câu hỏi “tại sao uống nước đá lại bị viêm họng”. Thực chất uống nước đá không phải là nguyên nhân dẫn tới viêm họng nếu uống đúng cách, tần suất uống vừa đủ và đá đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.