Tại Việt Nam hiện nay có khoảng 7 triệu người mắc bệnh đái tháo đường, trong đó tỷ lệ biến chứng lên đến 55%, tỷ lệ tử vong cao thứ 3 trong số các bệnh không lây nhiễm, chỉ xếp sau bệnh ung thư và tim mạch. Do đó, để ngăn ngừa và giảm thiểu những biến chứng nguy hiểm, bên cạnh việc tuân thủ tái khám định kỳ, luyện tập thể thao thì chế độ ăn uống cũng đóng vai trò rất quan trọng. Bệnh tiểu đường nên uống nước gì để ổn định đường huyết cũng trở thành mối quan tâm hàng đầu của các bệnh nhân bị bệnh đái tháo đường.
Tiểu đường hay đái tháo đường là một căn bệnh hiểm nghèo liên quan đến sự cân bằng hormone insulin trong cơ thể. Insulin đóng vai trò quan trọng trong việc giúp các tế bào hấp thu glucose từ máu để sử dụng làm năng lượng. Khi cơ thể không sản sinh đủ insulin, glucose sẽ bị tích tụ trong máu, gây ra bệnh tiểu đường.
Khi bị bệnh tiểu đường, do lượng glucose trong máu cao nên cơ thể dễ bị mất nước, gây khát nước liên tục và một số triệu chứng khác như: đi tiểu nhiều lần, mệt mỏi, buồn ngủ, thị lực kém, sút cân và khả năng miễn dịch suy giảm. Do đó, bổ sung đủ nước cho cơ thể một cách hợp lý là điều cần thiết để duy trì sức khỏe.
Theo khuyến nghị của Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA), người bị bệnh tiểu đường nên sử dụng các loại đồ uống không calo hoặc ít calo để ngăn ngừa tình trạng lượng đường trong máu tăng đột biến, ổn định đường huyết. Một số loại nước uống được các chuyên gia sức khỏe đánh giá là tốt cho người bị tiểu đường như:
Nước lọc và nước tinh khiết được xem là lựa chọn tốt nhất cho những người bị đái tháo đường bởi loại nước uống này không chứa calo hay glucose. Uống đủ nước sẽ giúp cơ thể được thanh lọc, loại bỏ bớt glucose dư thừa qua đường nước tiểu, từ đó kiểm soát đường huyết hiệu quả.
Theo khuyến cáo của Viện Y học Quốc gia, người bị bệnh tiểu đường nên uống khoảng 13 cốc nước lọc/nước tinh khiết (~3,08 lít đối với nam giới) và 9 cốc (~2,13 lít đối với nữ giới) mỗi ngày.
Ngoài nước lọc và nước tinh khiết, người mắc bệnh tiểu đường cũng có thể cân nhắc bổ sung thêm nước khoáng hoặc nước ion kiềm để cải thiện sức khỏe. Tuy nhiên, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Trong trà xanh chứa catechin, một hợp chất chống oxy hóa có tác dụng làm tăng độ nhạy insulin, từ đó hỗ trợ chuyển hóa glucose trong cơ thể. Vì thế, uống trà xanh đều đặn có thể giúp bạn ngăn ngừa bệnh tiểu đường tuýp 2. Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy, những người uống 1 ly trà xanh không đường mỗi ngày sẽ có đường huyết ổn định hơn so với những người ít khi không không uống trà.
Ngoài ra, nếu bị tiểu đường, bạn có thể uống các loại trà thảo mộc khác như trà hoa cúc, trà gừng hay trà bạc hà thường xuyên. Không chỉ không có calo và đường, những loại trà này còn chứa nhiều chất chống oxy hóa như carotenoid, flavonoid, axit phenolic, co tác dụng trong việc ngăn ngừa các bệnh lý liên quan đến tiểu đường.
Một số nghiên cứu cho thấy, việc tiêu thụ nhiều nước ép trái cây có đường sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, sử dụng nước ép trái cây 100% tự nhiên sẽ không làm tăng nguy cơ mắc bệnh này. Ngược lại, nước ép từ các loại hoa quả và rau củ chứa nhiều chất xơ như bưởi, cà chua, lựu, táo, ổi, cam, chanh, cần tây, cà rốt, khổ qua, củ cải, hành paro... có tác dụng kiểm soát và hạ đường huyết, có lợi cho người bị tiểu đường.
Theo khuyến cáo của chuyên gia, người mắc bệnh tiểu đường có thể uống tối đa nửa cốc nước ép trái cây hoặc 1 cốc nước ép rau củ tự nhiên mỗi ngày để bổ sung, cân bằng năng lượng cho cơ thể nhưng vẫn duy trì lượng carbohydrate ổn định.
Sữa nguyên chất không chứa đường nên có thể bổ sung các vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể mà ít làm tăng lượng đường trong máu. Ngoài ra, một số loại sữa hạt như đậu nành, hạnh nhân, đậu phộng, hạt dẻ cười có tác dụng làm giảm lượng cholesterol xấu (LDL) trong máu, tốt cho người bệnh tiểu đường. Trong đó, đậu nành chứa isoflavone, một hợp chất phytoestrogen có tác dụng cải thiện độ nhạy của insulin để chuyển hóa glucose tốt hơn, làm giảm lượng đường trong máu hiệu quả.
Bổ sung 2-3 ly sữa tươi, sữa hạt nguyên chất không đường mỗi ngày giúp bổ sung năng lượng cho cơ thể mà không ảnh hưởng đến đường huyết.
Cà phê giàu chất chống oxy hóa tự nhiên, có tác dụng tăng cường chuyển hóa đường trong cơ thể, từ đó làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, ổn định đường huyết cho người bị tiểu đường. Uống từ 200 - 400mg cà phê nguyên chất mỗi ngày (tương đương khoảng 2 - 4 ly) sẽ cải thiện đáng kể tình trạng dư glucose và ngăn ngừa sự phát triển của bệnh.
Ngoài những loại nước uống tốt cho cho người bị bệnh tiểu đường, có không ít thức uống là “kẻ thù” của loại bệnh này. Theo lời khuyên của các chuyên gia sức khỏe, người mắc bệnh tiểu đường cần tránh những loại thức uống sau để giảm nguy cơ gây ra các biến chứng nguy hiểm:
Nước soda chứa nhiều đường và calo, có thể làm tăng đường huyết và gây hại cho sức khỏe, đặc biệt là người bị bệnh tiểu đường. Theo Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ (ADA), trong 1 lon soda chứa đến 150 calo và khoảng 40g đường. Do đó, uống soda thường xuyên sẽ làm tăng nguy cơ gây biến chứng đối với người mắc bệnh tiểu đường.
Nước tăng lực là thức uống chứa đường, nhiều caffeine và carbonhydrate. Những hợp chất này có thể làm tăng đường huyết, khiến bệnh tiểu đường tiến triển nhanh hơn, gây ra các biến chứng nguy hiểm. Do đó, người bị bệnh tiểu đường nên tránh xa loại thức uống này nếu không muốn bệnh ngày càng trở nên nghiêm trọng.
Nước ngọt hay nước uống có ga thường chứa hàm lượng cao, ít chất xơ nên dễ hấp thu vào máu, khiến lượng đường trong máu tăng đột ngột, gây khó khăn cho việc kiểm soát đường huyết. Ngoài ra, những loại thức uống này còn chứa nhiều hương liệu, chất tạo màu nhân tạo và chất bảo quản, gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe. Do đó, người bệnh tiểu đường nên tránh uống các loại nước ép trái cây, nước ngọt có ga để giảm nguy cơ gây biến chứng nhanh, nguy hiểm đến sức khỏe.
Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA), rượu bia và các loại thức uống có cồn khác có thể làm tăng hoặc giảm lượng đường trong máu, gây khó khăn cho việc kiểm soát đường huyết. Do đó, những người bị bệnh tiểu đường nên tránh xa loại thức uống này.
Ngoài ra, người bình thường cũng nên hạn chế uống rượu bia để ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh tiểu đường. Theo khuyến cáo, một người trưởng thành không nên uống quá 14ml rượu thông thường, 147ml rượu vang hoặc 350ml bia mỗi ngày để duy trì đường huyết ổn định.
Tiểu đường là bệnh lý nguy hiểm, có thể gây biến chứng nhanh nếu không kiểm soát chế độ ăn uống hợp lý. Bên cạnh chế độ ăn lành mạnh, việc nắm rõ kiến thức người bệnh tiểu đường nên uống nước gì và không nên uống nước gì để lựa chọn loại thức uống an toàn, tốt cho sức khỏe là điều vô cùng cần thiết đối với người bệnh và gia đình. Bên cạnh đó, duy trì thói quen uống nước đầy đủ mỗi ngày là phương pháp tốt nhất để ổn định đường huyết, giảm nguy cơ gây các biến chứng nguy hiểm đối với người mắc bệnh tiểu đường.
Vui lòng tham khảo thông tin các sản phẩm nước đóng chai và nước đóng bình chất lượng, an toàn cho sức khỏe tại website và ứng dụng của Gas4.0 &more hoặc liên hệ tổng đài 1900 1740 để được tư vấn lựa chọn loại nước uống phù hợp với thể trạng sức khỏe.