X
Gas 4.0 &more App
Đặt hàng online, giao hàng tận nơi
FREE - App Store and Google Play

Mua bán vỏ bình gas cũ tạo cơ hội cho gas lậu hoành hành

Theo Nghị định 19 được ban hành năm 2016 về kinh doanh khí hóa lỏng thì vỏ bình gas thuộc sở hữu của công ty gas đầu mối. Còn tổng đại lý, đại lý gas và người tiêu dùng không mua vỏ bình gas mà chỉ ký cược mượn bình để đảm bảo nghĩa vụ trả lại cho công ty. Hoạt động mua bán vỏ bình gas cũ giữa các đại lý, giữa đại lý với người tiêu dùng và giữa người tiêu dùng với nhau được xem là trái phép.

Tuy nhiên, bất chấp quy định, tình trạng mua bán vỏ bình gas “chui” vẫn diễn ra hàng ngày mà không được kiểm soát. Việc này vô tình đã tiếp tay cho các cơ sở sản xuất gas lậu, chiết nạp trái phép dễ bề hoạt động hơn.

 

Tình trạng chiếm giữ, mua bán vỏ bình gas cũ trái phép

Trên thị trường gas hiện nay, tình trạng chiếm giữ chai LPG (vỏ bình gas) trái phép không hiếm gặp. Điều này xuất phát từ những bất tiện trong quy trình ký cược giữa công ty đầu mối - đại lý - người tiêu dùng, những thủ đoạn cạnh tranh không lành mạnh của nhiều doanh nghiệp và sự quản lý lỏng lẻo của nhà nước.

Xuất phát từ việc các đại lý, cửa hàng bán lẻ tự ý đổi các loại bình gas không nằm trong danh sách thương hiệu hợp tác phân phối. Sau đó, một số cơ sở lại tự ý thu gom vỏ bình thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp khác từ những cửa hàng, đại lý gas này để chiết nạp trái phép hoặc cắt tai, mài vỏ và sơn sửa thành thương hiệu của mình.

Mua ban vo binh gas cu khien gas lau hoanh hanh 1

Điều này sẽ gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp bị chiếm dụng vỏ bình bởi chi phí đầu tư để sản xuất 1 vỏ bình gas mới mất khoảng trên dưới 500.000 đồng. Trong khi mức ký cược cho người tiêu dùng mượn vỏ bình chỉ khoảng một nửa (250.000 300.000 đồng). Khi bị chiếm dụng, các doanh nghiệp rơi vào tình trạng bị thiếu hụt vỏ bình để sang chiết gas cung ứng cho thị trường, buộc phải bỏ ra thêm một khoản chi phí không nhỏ để sản xuất vỏ bình mới. Trong khi đó, các cơ sở chiếm dụng vỏ bình lại chỉ mất khoảng trên dưới 150.000 đồng để sở hữu chúng.

Không chỉ đại lý, các cơ sở chiết nạp “chui”, lợi nhuận từ việc chiếm giữ vỏ bình gas cũng khiến nhiều cơ sở thu mua phế liệu tiến hành thu gom. Nếu tìm kiếm trên các các công cụ internet, không khó để bắt gặp các mẫu tin rao vặt như “thu mua vỏ bình gas 12kg”, “mua bán vỏ bình gas cũ các loại”, “thu mua vỏ bình gas cũ số lượng lớn giá cao”...

Trên thực tế, nhiều người dùng khi bán vỏ bình gas cũ cho các cơ sở thu gom này không hề biết mình đang tiếp tay cho việc chiếm giữ vỏ bình gas trái phép. Mỗi công ty đầu mối, đại lý có quy trình và quy định riêng về việc ký cược vỏ bình nhưng việc triển khai thường nhập nhằng nên người dùng không nắm rõ quy định. Ngoài ra, một số công ty đầu mối không mặn mà với việc thu hồi vỏ bình gas nên đưa ra những quy định ngặt nghèo khiến người dùng gặp khó khăn khi muốn trả lại.

Mua ban vo binh gas cu khien gas lau hoanh hanh 2Nhiều cơ sở thu gom vỏ bình gas vẫn âm thầm hoạt động bất chấp quy định

Kết quả là khi không còn nhu cầu sử dụng gas tiếp hoặc thay đổi chỗ ở, người dùng sẽ đổi luôn vỏ bình cũ cho đại lý, cơ sở thu gom vỏ bình gas. Một số sẽ chuyển nhượng hoặc bán lại cho cá nhân khác để bù vào chi phí đã ký cược với đại lý trước đó.

Một nguyên nhân khách quan khác khiến tình trạng bất ổn này tiếp diễn trong nhiều năm qua đó là những quy định của pháp luật trong lĩnh vực này còn nhiều vướng mắc, chế tài xử lý chưa hoàn thiện, chưa đủ răn đe. Hầu hết vi phạm chỉ được xử lý hành chính với mức phạt không cao so với lợi nhuận từ việc chiếm giữ trái phép mang lại. Vì thế, các cơ sở thu gom dù bị kiểm tra, xử lý vi phạm vẫn tái phạm bằng cách thay đổi địa điểm và hoạt động ngày càng tinh vi gây khó khăn cho việc quản lý.

Xem thêm: Trên thị trường thật giả lẫn lộn, đâu là dấu hiệu nhận biết các đại lý gas chính hãng?

Gas lậu hoành hành nhờ vỏ bình gas cũ tái chế

Thực trạng chiếm dụng, mua bán vỏ bình gas cũ thiếu kiểm soát là vấn đề nhức nhối. Bởi không chỉ ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế, uy tín của hãng sản xuất, kinh doanh gas chân chính, xâm phạm quyền lợi của người tiêu dùng mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ cháy nổ gây nguy hiểm cho tính mạng con người.

Mỗi năm, hàng chục vụ chiếm dụng vỏ bình gas và sang chiết gas lậu bị các cơ quan quản lý thị trường phát hiện. Phần lớn các cơ sở sang chiết trái phép đều tái chế vỏ bình gas cũ thu gom ngoài thị trường, cắt tai mài vỏ, sơn lại thương hiệu khác sau đó chiết nạp gas kém chất lượng để bán cho người tiêu dùng. Với mỗi bình gas bán ra thị trường, những cơ sở này có thể kiếm lời được khoảng 80.000 - 150.000 đồng trong khi chi phí đầu tư rất thấp. Theo thống kê, với lượng tiêu thụ khoảng 1000 bình/tháng, mỗi cơ sở này có thể thu lợi cả tỷ đồng. Đó là lý do ngày càng nhiều cơ sở gas lậu hoạt động trong các khu dân cư bất chấp quy định và tính mạng của người dùng.

Mua ban vo binh gas cu khien gas lau hoanh hanh 3

Không chỉ hoạt động mua bán vỏ bình gas cũ của người tiêu dùng, chính doanh nghiệp kinh doanh gas đầu mối cũng đóng góp một phần khiến hoạt động sang chiết gas lậu ngày càng phức tạp hơn. 

Tại nhiều cuộc họp liên quan đến vấn đề chống nạn gas lậu, gas giả, nhiều công ty kêu ca rằng tình trạng chiếm giữ vỏ bình hiện nay khiến họ gặp nhiều khó khăn về chi phí sản xuất vỏ bình. Tuy nhiên trên thực tế, nhiều công ty gas đầu mối lại từ chối thu lại bình gas từ khách hàng. 

Lý do được nhiều doanh nghiệp đưa ra là bởi số lượng vỏ bình gas đang thừa so với nhu cầu. Theo thống kê của Hiệp hội Gas Việt Nam, cả nước hiện có hơn 20 triệu vỏ bình gas của hơn 60 thương hiệu đang lưu hành trên thị trường. Con số này cao hơn so với mức nhu cầu bình quân nên mới có tình trạng dư thừa vỏ bình. 

Mặt khác, nhiều vỏ bình gas cũ từng bị các cơ sở khác chiếm giữ, tác động khiến chất lượng bị giảm nghiêm trọng, thậm chí nhiều vỏ bình không còn đạt tiêu chuẩn lưu hành. Trong trường hợp này, nếu thu lại thì doanh nghiệp càng bị thiệt. Đó là chưa kể nhiều doanh nghiệp cạnh tranh không lành mạnh cũng trực tiếp mua vỏ bình của hãng khác từ các nguồn thu gom để có giá rẻ hơn việc đầu tư sản xuất mới.

Mua ban vo binh gas cu khien gas lau hoanh hanh 4

Theo ông Nguyễn Thành Danh - Phó Chi cục trưởng cục QLTT tỉnh Bình Dương, người từng có nhiều kinh nghiệm trong việc xử lý các vụ chiết nạp gas lậu thì sự thiếu mặn mà của công ty đầu mối cũng góp phần tạo cơ hội cho hoạt động mua bán vỏ bình gas “ngầm” tiếp diễn, cũng là lỗ hổng để hoạt động chiết nạp gas lậu tiếp tục hoành hành.

Do đó, để giải quyết tình trạng chiết nạp gas trái phép không chỉ cần chế tài pháp luật chặt chẽ mà doanh nghiệp cũng cần có hành động cụ thể để bảo vệ lợi ích lâu dài. Cùng với sự kiên quyết, không thỏa hiệp với các cơ sở thu gom, chiếm giữ vỏ bình gas, doanh nghiệp kinh doanh gas cần có biện pháp giúp người tiêu dùng nhận diện gas chính hãng, tuyên truyền sâu rộng để họ nhận thấy được những tác hại của việc mua bán vỏ bình gas cũ trái phép.

 

News of the same category

Best selling product

Gas Gas4.0 xám 12kg

460,000 đ

Gas Gas4.0 xanh ngang Sh 12kg

480,000 đ

Gas Siam van ngang 12kg

480,000 đ

Gas Arigato xanh 12kg

475,500 đ

Gas Arigato hồng 12kg

475,500 đ

Gas Super xám 12kg

460,000 đ

Gas Phoenix xám 12kg

460,000 đ

Gas Phoenix vàng 12kg

480,000 đ

Gas Gia Đình đỏ 12kg

480,000 đ