X
Gas4.0 App
Đặt hàng online, giao hàng tận nơi
FREE - App Store and Google Play
Download appsSocial
Sử dụng gas an toàn

Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị ngộ độc khí gas

Sự thiếu cẩn trọng khi sử dụng gas có thể để lại hậu quả khôn lường. Gas bị rò rỉ không được xử lý kịp thời có thể khiến người hít phải bị ngộ độc khí gas.

Tai nạn ngộ độc khí gas thường hiếm khi xảy ra nhưng lại ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe nếu không được sơ cứu kịp thời. Việc trang bị kỹ năng sơ cứu khẩn cấp khi bị ngạt khí gas là điều cần thiết đối với người thường xuyên tiếp xúc với loại nhiên liệu này. 

1. Hít phải khí gas có độc không?

Khí gas “sạch” là hỗn hợp khí có thể cháy gồm Propan, Butan và một lượng nhỏ chất tạo mùi được nhà sản xuất thêm vào để dễ nhận biết khi bị rò rỉ gas. Về bản chất, loại khí đốt này an toàn với môi trường hơn so với than đá hay dầu mỏ bởi ít tạo ra hiệu ứng nhà kính hơn. Khí gas đốt cháy hoàn toàn sẽ tạo ra hơi nước và khí CO2 và một vài thành phần khác, thông thường sẽ không gây hại cho sức khỏe.

Gas rò rỉ nhiều có thể khiến người nội trợ bị ngạt khí gas

Tuy nhiên, nếu hít phải khí gas với hàm lượng lớn, người dùng có thể bị ngộ độc khí gas, ảnh hưởng đến sức khỏe. Đặc biệt, nếu gặp phải gas kém chất lượng, pha trộn nhiều tạp chất, hậu quả sẽ càng nghiêm trọng hơn.

Xem thêm: Khí gas có độc không? Trường hợp nào có thể gây nguy hiểm? 

2. Tác hại và dấu hiệu khi bị ngộ độc khí gas

Tác nhân chính gây ngộ độc khí gas chính là Carbon Dioxide (CO). Khí này thường xuất hiện khi gas cháy trong môi trường thiếu không khí. Dù ở nồng độ thấp, khi con người hít phải, khí này dễ dàng hấp thụ qua phổi và ngấm vào máu. Trong thời gian rất ngắn, CO sẽ hấp thụ các tế bào hồng cầu, khiến lượng oxy trong cơ thể giảm xuống, dẫn đến tình trạng thiếu oxy ở não.

Khi mới hít phải hoặc chỉ ngộ độc ở mức độ nhẹ, người bị ngộ độc sẽ thấy các biểu hiện như: đau đầu, chóng mặt, ù tai, buồn nôn, mệt mỏi.

Sau một vài phút, khi ngộ độc ở mức độ nặng hơn, người bệnh sẽ thấy đau tức ngực, khó thở nhẹ, vã mồ hôi, da xanh xao, bước đi không vững, thị lực giảm và thở gấp,...

Các triệu chứng khi bị ngộ độc khí gas

Khi tình trạng ngộ độc trở nên nghiêm trọng, nạn nhân có thể bị tắc động mạch đại não, rối loạn nhịp tim, tụt huyết áp, chân tay co quắp, cơ thể bị co giật, môi tím tái và hôn mê bất tỉnh. Lúc này, nếu không được cấp cứu kịp thời, nạn nhân có thể tử vong.

2. Cách sơ cứu khi bị ngộ độc khí gas

Khi thấy những dấu hiệu bất thường, có biểu hiện ngạt khí gas, nạ nhân bị ngộ độc và người phát hiện phải nhanh chóng thực hiện các bước theo hướng dẫn sau:

Đối với người bị ngộ độc nhẹ

Hít một hơi thật sâu, nín thở hoặc dùng khăn ướt che mũi và miệng, sau đó nhanh chóng đóng van bình gas và mở hết các cánh cửa cho không khí dễ lưu thông nhằm làm giảm nồng độ khí CO.

Nhanh chóng thoát khỏi khu vực bị nhiễm khí độc, nằm yên nghỉ ngơi, hạn chế cử động tay chân để tránh làm tiêu hao năng lượng và oxy cho đến khi các triệu chứng ngộ độc hết hẳn. 

⇒ Đối với người bị ngộ độc nặng

Người bị ngộ độc nặng thường không thể tự sơ cứu, do đó người phát hiện người bị nạn nên tiến hành các bước sơ cứu sau:

Nín thở sâu, đeo khẩu trang hoặc quấn khăn ướt che mũi, miệng để đưa người trúng độc ra khỏi khu vực bị nhiễm độc.

→ Đặt nạn nhân nằm thẳng, kiểm tra mạch và tình trạng hơi thở của nạn nhân.

 Nếu nạn nhân còn tỉnh, nên để họ nằm yên tĩnh ở nơi thoáng khí để nghỉ ngơi, tránh cử động chân tay làm giảm oxy trong cơ thể và tiêu hao năng lượng không cần thiết. Lưu ý cởi bớt nút áo sơ mi hoặc áo khoác ngoài (nếu có) để nạn nhân dễ thở hơn.

 Nếu nạn nhân hết mạch và ngừng thở, hãy nhanh chóng tiến hành hô hấp nhân tạo để phục hồi tình trạng chức năng của tim phổi.

 Sau khi sơ cứu, nhanh chóng đưa người bị ngộ độc đến trung tâm y tế gần nhất hoặc gọi xe cấp cứu để được hỗ trợ bằng các liệu pháp khác kịp thời.

Nên làm gì khi hít phải khí gas

3. Cách phòng ngừa ngộ độc khí gas

Để giảm thiểu nguy cơ, phòng tránh ngộ độc khí CO khi sử dụng gas, các gia đình cần thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng ngừa sau:

- Chọn mua bếp và bình gas của các thương hiệu uy tín, có chứng nhận kiểm định đảm bảo an toàn.

- Lắp đặt bếp gas và bình gas ở vị trí thông thoáng với sự hỗ trợ của kỹ thuật viên có chuyên môn.

- Không dùng bếp gas hoặc bếp than để sưởi ấm vào mùa đông vì dễ khiến khí CO tích tụ trong nhà.

- Lắp đặt thiết bị phát hiện rò rỉ khí gas hoặc thường xuyên kiểm tra van, dây dẫn bằng bọt xà phòng để xử lý nhanh khi có rò rỉ.

- Tai nạn ngộ độc khí gas thường hiếm khi xảy ra nhưng để đảm bảo an toàn cho gia đình, người dùng gas nên trang bị đầy đủ kỹ năng sơ cứu cơ bản. Bên cạnh đó, thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa là cách để bảo vệ bạn và những người xung quanh an toàn, hiệu quả nhất. Để giảm thiểu nguy cơ, các gia đình nên cân nhắc lựa chọn bếp và bình gas chất lượng của nhà cung cấp uy tín và tuân thủ hướng dẫn sử dụng gas an toàn của nhà sản xuất.

Xem thêm: Bí quyết sử dụng gas an toàn cho gia đình bạn nên biết 

Khách hàng có nhu cầu sử dụng gas vui lòng tham khảo các sản phẩm bình gas 12kg và 45kg của thương hiệu Saigon Petro, Siamgas, Gas4.0, Phoenix, PetroVietnam,... tại website www.gas40.com ứng dụng Gas4.0 hoặc liên hệ hotline 1900 1740 để được hỗ trợ.