

Pha trà là một nghệ thuật và mọi yếu tố, bao gồm nước để pha trà đều ảnh hưởng đến hương vị của tách trà. Đó là lý do các nghệ nhân trà đạo Nhật Bản rất khắt khe trong việc lựa chọn nguồn nước dùng để pha trà. Những năm gần đây, nhiều người yêu trà lựa chọn pha trà bằng nước ion kiềm thay vì nước lọc và nước tinh khiết. Vậy, nước ion kiềm có thật sự làm cho hương vị trà ngon hơn?
Hương vị của trà không chỉ phụ thuộc vào chất lượng lá trà mà còn bị chi phối mạnh bởi cách pha chế. Trong đó, năm yếu tố quan trọng có thể ảnh hưởng đến hương vị và trải nghiệm khi thưởng trà bao gồm:
Nước chiếm đến 95% thành phần trong tách trà, nên chất lượng nước có ảnh hưởng trực tiếp đến hương vị. Nước lý tưởng để pha trà cần phải “sạch”, không mùi, không vị lạ và chứa lượng khoáng vừa phải. Nước quá mềm hoặc quá cứng cũng khiến trà bị nhạt nhòa hoặc chát gắt.
Mỗi loại trà yêu cầu một mức nhiệt độ khác nhau để chiết xuất hương vị tốt nhất. Nhiệt độ nước không phù hợp sẽ khiến trà bị “chín ép” hoặc chưa đủ “mở hương”.
Lượng trà sử dụng tỉ lệ thuận với độ đậm đà của những tách trà. Nếu dùng quá nhiều, nước trà dễ bị đắng và gắt nhưng nếu dùng quá ít sẽ khiến nước trà nhạt, thiếu chiều sâu. Tùy theo khẩu vị cá nhân và loại trà được sử dụng, người pha trà có thể điều chỉnh lượng lá trà phù hợp.
Thời gian hãm trà ảnh hưởng đến mức độ chiết xuất các hợp chất như caffeine, tannin và tinh dầu. Nếu hãm quá lâu, trà sẽ trở nên đắng và mất cân bằng. Ngược lại, nếu thời gian quá ngắn, trà sẽ nhạt và không đủ hương. Thông thường, tùy theo loại trà mà người pha sẽ canh thời gian hãm trà thích hợp để chiết xuất được thành phần và hương vị tinh túy nhất.
Chất liệu và hình dáng của ấm pha ảnh hưởng đến khả năng giữ nhiệt và truyền nhiệt. Ấm đất nung như tử sa giữ nhiệt tốt, thích hợp cho trà ô long hoặc phổ nhĩ. Ấm thủy tinh hoặc sứ thường được dùng cho trà xanh để dễ quan sát màu nước. Ngoài ra, dụng cụ cần sạch sẽ, không lẫn mùi từ các loại trà trước đó, để đảm bảo hương vị thuần khiết.
Nước ion kiềm ngày càng được ưa chuộng nhờ những lợi ích vượt trội. Không chỉ dùng làm nước uống hàng ngày, nước ion kiềm còn được sử dụng để nấu ăn, pha trà, cà phê,... Với những người yêu trà, nước ion kiềm được đánh giá là lựa chọn lý tưởng nhờ những đặc tính và công dụng tuyệt vời như:
- Thành phần nước “sạch”
Nước ion kiềm được sản xuất bằng công nghệ điện phân hiện đại, trải qua các bước tinh lọc để loại bỏ vi khuẩn, tạp chất, kim loại nặng nhưng vẫn giữ được một phần khoáng chất có lợi như canxi, magie, kali, natri. Vì vậy, loại nước này có vị ngọt nhẹ tự nhiên, mềm và không có mùi clo. Đây là những đặc tính phù hợp với tiêu chí nguồn nước dùng để pha trà.
- Khả năng chiết xuất mạnh
Nước ion kiềm có cấu trúc phân tử nước chỉ khoảng 0.5 nanomet, nhỏ hơn nhiều so với phân tử nước thông thường. Vì vậy, nước ion kiềm dễ dàng thẩm thấu vào lá trà và chiết xuất ra những tinh chất quý giá. Ngay cả khi không đun nóng, nước ion kiềm đã có khả năng chiết xuất mạnh mẽ. Khi đun nóng, nước ion kiềm sẽ giúp trà có màu sắc đậm đà và hương vị thơm ngon hơn.
- Làm giảm cảm giác gắt, giúp trà có vị thanh hơn
Nhờ có tính kiềm với độ pH lý tưởng, nước ion kiềm giúp trung hòa axit tự nhiên trong trà, làm giảm bớt cảm giác đắng gắt. Hơn nữa, khoáng chất trong nước ion kiềm có thể hỗ trợ chiết xuất một số hợp chất thơm và chất chống oxy hóa từ lá trà tốt hơn. Vì vậy, khi dùng nước ion kiềm để pha trà, nhiều người sẽ nhận thấy vị trà thanh hơn, ngọt hậu kéo dài hơn.
Tuy nhiên, không phải loại trà nào cũng “hợp” với nước kiềm. Loại nước này dùng để pha trà đen, ô long, phổ nhĩ,... có thể mang lại hiệu quả tốt hơn nhưng lại không thích hợp để pha trà xanh. Loại trà vốn nhạy cảm với độ pH và nhiệt độ nên nếu pha trà bằng nước ion kiềm có độ pH cao có thể làm mất đi mùi thơm đặc trưng và làm biến đổi màu sắc, khiến nước trà thiếu độ trong.
- Khả năng chống oxy hóa mạnh
Một trong những vấn đề thường gặp khi pha trà là trà dễ bị oxy hóa do tiếp xúc với không khí, làm mất đi hương vị thơm ngon vốn có. Nước ion kiềm có khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp làm chậm quá trình oxy hóa, giữ cho hương vị trà luôn tươi mới và thơm ngon. Tuy nhiên, nếu nước ion kiềm bị đun sôi trên 100°C, khả năng chống oxy hóa của nước sẽ giảm đi. Vì vậy, bạn nên sử dụng nước nóng tầm dưới 90°C để pha trà là thích hợp.
- Tăng giá trị dinh dưỡng và sức khỏe của trà
Nhiều nghiên cứu cho thấy nước ion kiềm có thể hỗ trợ tiêu hóa, trung hòa axit trong cơ thể và chống lại quá trình oxy hóa. Khi kết hợp với trà, một loại thực phẩm vốn giàu chất chống oxy hóa sẽ có thể tạo hiệu ứng cộng hưởng tích cực. Đặc biệt, những người thường xuyên uống trà để giải độc cơ thể hoặc giảm stress có thể cảm nhận rõ lợi ích khi dùng nước kiềm để pha.
Xem thêm: Nước ion kiềm nấu ăn được không? Cách sử dụng khi nấu ăn
Pha trà bằng nước ion kiềm là một cách nâng tầm trải nghiệm thưởng trà. Tuy nhiên, để đạt được hương vị tối ưu, người pha trà cần thực hiện đúng quy trình và đúng cách. Dưới đây là các bước pha trà với nước ion kiềm đúng điệu được những người yêu trà chia sẻ.
- Bước 1: Chọn nước ion kiềm có độ pH phù hợp
Không phải mức pH nào của nước ion kiềm cũng thích hợp để pha trà. Nên chọn nước có độ pH từ 8.5 - 9.5 để chiết xuất hương vị tốt mà không phá vỡ cấu trúc tự nhiên của trà. Tránh dùng nước pH quá cao vì có thể làm trà bị nhạt hoặc đổi màu.
- Bước 2: Chuẩn bị trà và dụng cụ
Mỗi loại trà cần nhiệt độ và thời gian hãm khác nhau. Bạn nên sử dụng ấm sứ, đất nung hoặc thủy tinh khi pha trà để tránh ám mùi, giữ nhiệt tốt, mang lại hương vị trọn vẹn nhất.
- Bước 3: Đun nước đến nhiệt độ thích hợp
Dù là nước ion kiềm, bạn vẫn cần đun nóng đến nhiệt độ phù hợp. Nhiệt độ quá cao dễ làm cháy trà, nhiệt độ quá thấp khiến trà không bung hương. Đặc biệt, mỗi loại trà sẽ dùng nước có nhiệt độ khác nhau để mang lại hiệu quả tối ưu. Theo kinh nghiệm của những người sành trà, nhiệt độ tốt nhất để pha trà anh là 70 - 80 độ C, trà ô long & trà đen là 85 - 90 độ C, hồng trà & trà phổ nhĩ là ~95 độ C.
- Bước 4: Làm nóng bộ dụng cụ pha trà
Khi nước đã sôi, rót nước vào ấm trà và đậy nắp lại để tăng nhiệt độ của ấm. Khi ấm đã nóng đều, rót nước ra chuyên trà và các ly, sau đó đổ nước này đi. Bước này giúp giữ nhiệt độ ổn định khi pha trà.
- Bước 5: Đong lượng trà vừa đủ
Lượng trà chuẩn được khuyến nghị khi pha trà bằng nước ion kiềm là khoảng 3 - 5g trà cho mỗi 150 - 200ml nước. Bạn có thể điều chỉnh tùy theo khẩu vị sau vài lần thử để tính được lượng trà thích hợp nhất. Tuy nhiên, không nên dùng quá nhiều hoặc quá ít vì sẽ khiến nước trà bị gắt hoặc nhạt.
- Bước 6: Đánh thức trà
Đổ nước nóng vào ngập trà rồi nhanh chóng đổ đi. Công đoạn này giúp đánh thức trà, làm lá trà ngấm nước, nở ra và phát tán hương vị đặc trưng.
- Bước 7: Hãm trà
Tùy loại trà, bạn có thể hãm trà trong khoảng 1 - 3 phút. Trà xanh hãm ngắn, hồng trà hoặc ô long có thể hãm lâu hơn. Hãm quá lâu khiến trà bị đắng, mất hậu ngọt.
- Bước 8: Rót trà
Sau thời gian hãm, rót hết nước trong ấm vào chuyên trà, sau đó rót nước trà từ chuyên sang các chén. Chuyên trà giúp đảm bảo hương vị đều nhau cho mỗi chén trà, từ đó giữ được sự thơm ngon và tinh tế qua từng tuần trà.
Mẹo nhỏ để trà ngon hơn:
Để tách trà có hương vị trọn vẹn hơn, bạn có thể áp dụng những mẹo sau khi pha trà bằng nước ion kiềm:
- Khi tráng trà lần đầu, sau khi đổ nước sôi vào trà, bạn hãy chờ khoảng 5 - 10 giây rồi đổ bỏ để đánh thức lá trà, loại bỏ bụi bẩn và làm sạch vị.
- Trong quá trình hãm trà, dùng khăn quấn ấm trà để ổn định nhiệt độ.
- Thưởng thức trà ngay sau khi pha bởi lúc này, hương và vị của trà ở trạng thái hài hòa nhất.
- Nên dùng nước ion kiềm tươi mới cho mỗi lần pha trà, tránh dùng lại nước cũ để trà có vị tươi, tinh khiết nhất.
Pha trà bằng nước ion kiềm đúng cách có thể mang lại hương vị trọn vẹn và hỗ trợ sức khỏe. Tuy nhiên, người pha trà nên thử nghiệm với từng loại trà và và độ pH khác nhau để tìm ra công thức kết hợp tốt nhất. Với những ai yêu thích sự tinh tế trong từng tách trà, nước ion kiềm là một lựa chọn đáng thử nhưng không phải là lựa chọn duy nhất. Quan trọng nhất vẫn là sự hiểu và tôn trọng bản chất của từng loại trà.