

Khi chạy bộ, cơ thể bị mất nước nhanh chóng do đổ mồ hôi và thở gấp. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến hiệu suất vận động cũng như sức khỏe nếu cơ thể không được bổ sung nước kịp thời. Không chỉ bổ sung đủ nước, nước uống sử dụng khi chạy bộ còn cần hỗ trợ cân bằng điện giải và bổ sung năng lượng để cơ thể phục hồi nhanh chóng sau buổi tập. Vậy khi chạy bộ nên uống nước gì?
Bổ sung đủ nước là điều rất quan trọng đối với người chạy bộ để duy trì sự cân bằng thân nhiệt và nhịp tim. Nước giúp bôi trơn khớp, bảo vệ các cơ quan và mô, chất dinh dưỡng và oxy đến các tế bào đồng thời đào thải các chất dư thừa ra khỏi cơ thể để giảm bớt gánh nặng xử lý cho gan và thận.
Không những thế, nước giúp giảm thiểu nguy cơ bị chuột rút cơ bắp, đột quỵ và cải thiện khả năng tập trung, phục hồi thể lực sau khi chạy. Do đó, việc bổ sung đủ nước sẽ giúp tăng cường hiệu suất vận động, giảm thiểu nguy cơ bị chấn thương và các ảnh hưởng tiêu cực với sức khỏe khác.
Khi vận động với cường độ cao hoặc dưới thời tiết nắng nóng, cơ thể đổ mồ hôi nhiều khiến cơ thể dễ bị mất nước. Tình trạng này có thể biểu hiện qua các dấu hiệu sau:
- Trước khi chạy
Trước khi chạy, cơ thể bị mất nước thường không được biểu hiện qua các dấu hiệu rõ ràng nhưng bạn có thể cảm nhận được tình trạng khô môi, mệt mỏi, thiếu năng lượng. Đây là dấu hiệu nhắc nhở bạn cần bổ sung thêm nước trước khi bắt đầu.
- Trong khi chạy
Trong quá trình chạy, nếu bạn có cảm giác khát kèm theo một số dấu hiệu như khô miệng, khô môi, khô mắt, đổ nhiều mồ hôi, nhịp tim tăng nhanh, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn,... có nghĩa là cơ thể đang bị mất nước. Ngoài ra, người chạy bộ có thể cảm thấy tinh thần mệt mỏi, mất tập trung, mỏi cơ, thậm chí là bị chuột rút. Lúc này, bạn nên tạm thời dừng lại để bổ sung nước kịp thời cho cơ thể.
- Sau khi chạy
Sau khi chạy, tình trạng mất nước có thể biểu hiện qua một số triệu chứng như tiểu ít, nước tiểu sẫm màu, khả năng hồi phục thể lực chậm.
Mất nước sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng phục hồi của cơ thể. Vậy khi chạy bộ nên uống nước gì để bổ sung năng lượng và giúp cơ thể duy trì sự cân bằng? Sau đây là 4 gợi ý về nước uống tốt cho người chạy bộ.
Khi chạy bộ, cơ thể đổ nhiều mồ hôi, kèm theo đó là sự thất thoát nước và các chất điện giải. Lúc này, bổ sung nước điện giải không chỉ xua tan cơn khát, bù đắp lại lượng nước đã mất mà còn cung cấp khoáng chất giúp duy trì sự cân bằng điện giải trong cơ thể. Với hàm lượng natri, kali, magie,... dồi dào, loại thức uống này còn cung cấp năng lượng kịp thời cho cơ thể để duy trì hiệu suất vận động, giảm nguy cơ chấn thương và rút ngắn thời gian phục hồi cơ bắp sau khi chạy.
Nếu vẫn chưa biết chạy bộ nên uống gì thì nước ion kiềm là lựa chọn không thể bỏ qua. Được sản xuất bằng công nghệ điện phân alkaline tiên tiến Nhật Bản, nước ion kiềm mang đến nhiều lợi ích cho người chạy bộ như:
- Tính kiềm tự nhiên như rau xanh với độ pH từ 8.0 - 9.5 giúp trung hòa axit dư trong cơ thể, giảm tình trạng đau nhức và mỏi cơ do sự tích tụ của axit lactic sau khi chạy bộ.
- Cấu trúc phân tử nước nhỏ chỉ bằng 1/5 nước thông thường nên có thể thẩm thấu nhanh vào cơ thể. Điều này không chỉ giúp bù nước và chất điện giải nhanh chóng mà còn thúc đẩy các quá trình hấp thụ dưỡng chất, tuần hoàn máu và bài tiết độc tố ra khỏi cơ thể.
- Giàu khoáng chất tốt cho sức khỏe như Ca, Mg, K, Na,… sẽ bổ sung vi khoáng kịp thời, giúp tăng cường sự dẻo dai và duy trì hiệu suất vận động.
- Giàu hydrogen với đặc tính chống oxy hóa cao, bảo vệ tế bào khỏi tổn thương do gốc tự do có hại cho cơ thể.
Nước dừa là loại thức uống giải khát tự nhiên, giàu khoáng và chất điện giải như K, Na, Ca, Mg,... Trong đó, lượng kali trong nước dừa ở mức cao. Do đó, loại thức uống này được xem là lựa chọn tuyệt vời dành cho người chạy bộ. Bởi không chỉ giải khát, ngăn ngừa tình trạng mất nước, nước dừa còn giúp bổ sung năng lượng và chất điện giải nhanh chóng, giúp giảm bớt mệt mỏi, hạn chế chuột rút và cải thiện hiệu suất tập luyện.
Nếu tham gia chạy bộ đường dài, có thời gian chạy dự kiến hơn 1 giờ hoặc dưới thời tiết nắng nóng thì nước lọc hay nước ion kiềm không phải là lựa chọn hoàn hảo. Thay vào đó, nước uống thể thao chứa điện giải sẽ là lựa chọn phù hợp hơn.
Loại đồ uống này được thiết kế đặc biệt để hỗ trợ cho các vận động viên và người thường xuyên tập luyện thể thao với cường độ cao. Ưu điểm nổi bật của thức uống này là vừa cung cấp đủ nước vừa bổ sung các khoáng chất như Na, K, Mg,... giúp cơ thể duy trì sự cân bằng điện giải trong quá trình chạy bộ, từ đó ngăn ngừa tình trạng mất nước và chuột rút. Không những thế, nước uống thể thao thường chứa đường và carbohydrates, giúp bổ sung năng lượng tức thì để duy trì sức bền, nâng cao hiệu suất vận động.
Không chỉ cần biết chạy bộ nên uống nước gì, bạn cũng cần lưu ý về cách bổ sung nước để mang lại hiệu quả vận động tốt nhất. Dưới đây là một số khuyến nghị của chuyên gia sức khỏe dành cho người chạy bộ.
Nếu đang có kế hoạch chạy bộ, hãy đảm bảo cơ thể bạn đã được bổ sung đủ nước. Điều này có thể dễ dàng nhận biết dựa trên màu của nước tiểu. Nếu cơ thể đủ nước, nước tiểu sẽ có màu vàng nhạt. Ngoài ra, trước khi bắt đầu chạy, bạn nên uống khoảng 450ml nước để sẵn sàng bù đắp cho lượng nước sẽ mất trong quá trình chạy.
Một số người lo ngại cơ thể bị mất nước trong khi chạy nên nghĩ rằng uống càng nhiều nước trước khi chạy càng tốt. Tuy nhiên, đây là một suy nghĩ sai lầm bởi uống quá nhiều nước trong thời gian ngắn không có lợi cho cơ thể. Điều này làm tăng áp lực lên dạ dày, tạo cảm giác khó chịu và làm giảm khả năng vận động. Chưa kể, uống quá nhiều nước trong một lần có thể dẫn đến tình trạng loãng natri máu, khiến cơ thể cảm thấy mệt mỏi, thậm chí gây buồn nôn, co giật.
Do đó, bạn nên chia đều lượng nước cần uống cho quãng đường chạy và uống từ từ từng ngụm nhỏ. Điều này không chỉ giúp cơ thể hấp thu nước và khoáng chất tốt hơn mà còn tránh tình trạng sốc hông (xóc hông), duy trì sức khỏe và hiệu suất vận động.
Uống nước lạnh mang lại cảm giác sảng khoái khi chạy bộ, xua tan cơn khát tức thì nhưng nước quá lạnh có thể ảnh hưởng đến cổ họng, gây sốc tiêu hóa và đau nhức xương khớp. Chính vì vậy, bạn chỉ nên uống nước ở nhiệt độ bình thường hoặc hơi mát khi chạy bộ để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.
Sau khi chạy bộ, cơ thể vẫn tiếp tục toát mồ hôi và tiêu hao năng lượng. Do đó, cơ thể vẫn phải đối mặt với nguy cơ mất nước, chuột rút và kiệt sức. Lúc này, người chạy nên uống thêm khoảng 500ml để đảm bảo cơ thể được cung cấp đủ nước.
Trên đây là một số lựa chọn tối ưu cho vấn đề chạy bộ nên uống nước gì để giúp bạn chọn lựa được nước uống phù hợp, nâng cao hiệu quả luyện tập và đảm bảo sức khỏe cho người chạy bộ. Để duy trì hiệu suất khi chạy bộ và bảo vệ sức khỏe, việc bổ sung nước đúng cách đóng vai trò cực kỳ quan trọng.