X
Gas 4.0 &more App
Đặt hàng online, giao hàng tận nơi
FREE - App Store and Google Play

Cần quy định về việc xử phạt đại lý chứa vỏ bình gas 'tạp'

Tại hội thảo "Góp ý đổi mới Nghị định về quản lý Nhà nước trong lĩnh vực khí" diễn ra tại TP.HCM ngày 22/9/2023 vừa qua, đại diện Hiệp hội Gas Việt Nam và các doanh nghiệp kinh doanh gas đã đóng góp nhiều ý kiến quan trọng cho dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 87/2018/NĐ-CP. Cũng trong hội thảo này, nhiều đại biểu đã bày tỏ lo ngại về tình trạng chiếm dụng vỏ bình gas và đề xuất ý kiến Nhà nước cần có những biện pháp kiểm soát chặt chẽ hơn, đồng thời quy định rõ về việc xử phạt các đại lý "chứa" vỏ bình "tạp".

Xem thêm: Nhiều góp ý đổi mới Nghị định về Kinh doanh gas

 

1.  Tăng cường kiểm soát vì 30% bình gas trên thị trường là gas lậu

Mặc dù đã có hành lang pháp lý nhưng thị trường gas vẫn tồn tại những bất cập như tình trạng chiếm dụng vỏ bình, từ đó hoán cải thay đổi tên thương hiệu và sang chiết gas trái phép. Điều này dẫn đến thực trạng buôn bán gas lậu, gas giả hoành hành, gây thiệt hại cho doanh nghiệp và tăng nguy cơ cháy nổ.

Chiếm dụng vỏ bình gas giúp gas lậu hoành hành

Phát biểu tại hội thảo, Ông Trần Minh Loan, Phó Chủ tịch Hiệp hội gas Việt Nam cho biết, có đến 30% bình gas đang lưu hành trên thị trường hiện nay có nguồn gốc từ các cơ sở sang chiết lậu. Việc đầu cơ, tích trữ gây rối loạn thị trường, cạnh tranh thiếu lành mạnh cũng ảnh hưởng đến các doanh nghiệp làm ăn chân chính. Điều này cho thấy nhiều vấn đề bất cập trong quản lý của Nhà nước về kiểm soát hoạt động kinh doanh khí.

Theo ông Loan, quy định về quản lý Nhà nước trong việc kiểm soát tiêu dùng gas là yếu tố rất quan trọng, đặc biệt là vấn đề lưu thông phân phối. Tình trạng cắt tai mài vỏ, sang chiết lậu không chỉ gây bất bình ổn thị trường mà còn thiếu trách nhiệm với người tiêu dùng. Do đó, Nhà nước cần có những biện pháp để giảm thiểu tình trạng này.

Ông cho rằng, Nhà nước cần có những quy định cụ thể về quản lý các doanh nghiệp đầu mối cung cấp nguồn khí bởi các cơ sở sang chiết gas lậu đang hoành hành là nhờ các sơ hở trong quy định hiện hành. Việc mua bán khí đốt có nhiều bất cập, như mua số lượng ít thì dễ, mua số lượng lớn thì khó. Điều nãy khiến việc sang chiết lậu, bán gas giả càng nở rộ và khó kiểm soát.

 

Đóng góp ý kiến cho dự thảo, ông Hosokoji Yu - Chủ tịch Công ty Gas Bình Minh, Tổng giám đốc Công ty Sopet Gasone (Nhật Bản) cho rằng Việt Nam chưa có quy định cụ thể về các điều khoản cần có trong hợp đồng cung cấp gas cho khách hàng. Đó là lý do khiến người tiêu dùng vẫn sử dụng những bình gas sang chiết trái phép, không đạt tiêu chuẩn về an toàn mà không hề hay biết, dẫn đến nguy cơ cháy nổ cao.

Theo ông, Nhà nước cần có quy định về hợp đồng cung cấp gas giữa nhà cung cấp và người tiêu dùng, nhằm phân định rõ trách nhiệm của các bên, đồng thời nâng cao ý thức sử dụng gas an toàn. Ông cũng đề xuất các nhà phân phối gas cần có nghiệp vụ bảo an bắt buộc khi cung cấp gas cho người tiêu dùng để đảm bảo sự an toàn khi vận chuyển, lắp đặt gas cho khách hàng.

 

Bài viết liên quan:

- Mua bán vỏ bình gas cũ tạo cơ hội cho gas lậu hoành hành

Doanh nghiệp gas “bất lực” với nạn cắt tai mài vỏ bình gas

 

2. Đại lý gom vỏ bình “tạp” cần bị phạt nặng

Xử phạt đại lý thu mua vỏ bình gas của thương hiệu không có HĐ cung cấp

Về phía doanh nghiệp, bà Nguyễn Thị Nguyệt Dung - Giám đốc PV GAS LPG Miền Nam chia sẻ, trong dự thảo Nghị định 87 có khoản 6, Điều 17 quy định về quyền và nghĩa vụ của đại lý kinh doanh LPG chai như sau: “Không mua, bán LPG chai không có nguồn gốc xuất xứ, không phù hợp với hợp đồng đã ký với thương nhân kinh doanh LPG chai; không mua, bán các loại chai LPG đang lưu thông trên thị trường thuộc sở hữu của thương nhân kinh doanh LPG chai”.

Bà Dung kiến nghị, khoản 6 Điều 17 đang có hai nội dung khác nhau nên đề nghị tách thành 2 khoản riêng biệt cho rõ ý về LPG chai và chai LPG cụ thể như sau:

“Không mua, bán LPG chai không có nguồn gốc xuất xứ, không phù hợp với hợp đồng đã ký với thương nhân kinh doanh LPG chai”.

Bổ sung thêm khoản 7 về chai LPG tách từ khoản 6 để có căn cứ xử lý hành vi vận chuyển, chiếm giữ, mua bán chai LPG trái phép như sau:

“Không thu gom, vận chuyển, chiếm giữ, mua bán các loại chai LPG của thương nhân không có hợp đồng với đại lý; không mua, bán các loại chai LPG đang lưu thông trên thị trường thuộc sở hữu của các thương nhân kinh doanh LPG chai”.

Theo bà Dung, sở dĩ cần thay đổi như vậy là vì việc thu gom vỏ bình tại các đại lý đang có nhiều bất cập. Nhiều đại lý kinh doanh gas đang bị xử phạt sau khi gom vỏ bình gas cũ của khách để ở cửa hàng. Đây là vỏ bình của các thương hiệu không có hợp đồng với đại lý và các đại lý đang tìm cách liên hệ với những thương nhân này để trả bình. Tuy nhiên, trong thời gian liên hệ trả bình thì bị xử phạt.

 

Bà Dung cũng đề xuất ý kiến nên có quy định cụ thể về mức độ xử phạt, không thể áp dụng 1 mức xử phạt chung cho tất cả các trường hợp. Ví dụ, đại lý đang giữ 1 - 5 bình hay dưới 10 bình thì mức xử phạt phải khác với đại lý đang giữ 10 - 20 bình hay hơn 50 bình,...Vì như vật sẽ gây khó khăn cho các đại lý khi họ tuyên truyền người tiêu dùng sử dụng các bình gas của thương nhân có hợp đồng và thu gom bình gas của các thương nhân không có hợp đồng

 

Đại diện Hiệp hội Gas Việt Nam cho biết, đơn vị này sẽ tổng hợp các ý kiến của doanh nghiệp, chuyên gia để gửi đại diện Bộ Công Thương trình Chính phủ trong thời gian sớm nhất.

 

 

News of the same category

Best selling product

Gas Gas4.0 xám 12kg

460,000 đ

Gas Gas4.0 xanh ngang Sh 12kg

480,000 đ

Gas Siam van ngang 12kg

480,000 đ

Gas Arigato xanh 12kg

475,500 đ

Gas Arigato hồng 12kg

475,500 đ

Gas Super xám 12kg

460,000 đ

Gas Phoenix xám 12kg

460,000 đ

Gas Phoenix vàng 12kg

480,000 đ

Gas Gia Đình đỏ 12kg

480,000 đ