

Mọi hoạt động trong cơ thể đều được điều chỉnh bởi những cơ chế sinh hóa. Trong đó, sự cân bằng axit - kiềm ổn định là nền tảng góp phần tối ưu hoạt động của các cơ quan chức năng, từ tiêu hóa, tuần hoàn, đến trao đổi chất. Khi độ pH mất cân bằng, sức khỏe bị ảnh hưởng nghiêm trọng, dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh lý mạn tính.
Cuộc sống hiện đại với những thói quen thiếu lành mạnh như tiêu thụ nhiều thực phẩm bẩn, thức ăn nhanh, căng thẳng kéo dài, ngủ không đủ giấc,... khiến cơ thể bị axit hóa một cách âm thầm. Việc cân bằng axit kiềm trong cơ thể cũng trở thành mối quan tâm hàng đầu của nhiều người.
Axit - kiềm là đặc tính của chất lỏng, được xác định dựa trên độ pH (potential of Hydrogen) - thước đo nồng độ ion hydro (H+) trong một dung dịch bất kỳ, dao động từ 0 - 14. Chỉ số này được dùng để xác định tính axit hoặc tính kiềm của môi trường chất lỏng, cụ thể:
- Độ pH = 7: Môi trường trung tính
- Độ pH < 7: Môi trường axit
- Độ pH > 7: Môi trường kiềm
Cơ thể con người hoạt động tốt nhất khi môi chất giữ được sự cân bằng giữa tính axit và kiềm. Mỗi bộ phận trên cơ thể sẽ có một mức pH lý tưởng khác nhau, trong đó độ pH lý tưởng của máu nằm trong khoảng từ 7.35 - 7.45, nghĩa là có tính kiềm nhẹ. Khi tính axit - kiềm bị mất cân bằng, hệ miễn dịch, trao đổi chất, nội tiết có thể bị rối loạn, ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan chức năng. Về lâu dài, sự mất cân bằng axit kiềm có thể gây ra một số bệnh lý nguy hiểm.
Thông thường, cơ thể có cơ chế tự điều chỉnh pH bằng cách sử dụng chất đệm (buffer), phổi và thận để trung hòa axit dư. Tuy nhiên, nếu lượng axit sinh ra quá nhiều, vượt khả năng kiểm soát thì cơ thể sẽ dần bị toan hóa (acidic state). Điều này có thể mang lại nhiều hệ lụy đối với sức khỏe như:
- Mệt mỏi mãn tính: tế bào không hấp thụ đủ oxy trong môi trường axit.
- Viêm khớp: axit uric tích tụ tại khớp gây sưng, đau.
- Loãng xương: để trung hòa axit, cơ thể phải rút canxi từ xương.
- Rối loạn tiêu hóa: môi trường axit gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột.
- Suy giảm miễn dịch: enzyme hoạt động kém trong môi trường axit, dễ nhiễm bệnh.
- Tăng nguy cơ mắc ung thư: tế bào ung thư phát triển tốt trong môi trường axit và ít oxy.
Chính vì vậy, cân bằng axit kiềm trong cơ thể là điều kiện tiên quyết góp phần duy trì hoạt động ổn định, tối ưu của mọi cơ quan chức năng. Việc duy trì độ pH ở mức cho phép mang lại nhiều lợi ích như:
- Giúp enzyme hoạt động đúng cách: Độ pH lý tưởng giúp enzyme - chất xúc tác sinh học thực hiện đúng chức năng như tiêu hóa, hấp thu dinh dưỡng, giải độc, trao đổi chất,…
- Cân bằng điện giải: Hỗ trợ quá trình vận chuyển ion giữa các tế bào
- Hạn chế vi khuẩn có hại, đặc biệt là các loại vi khuẩn, virus phát triển mạnh trong môi trường axit như E. coli, vi khuẩn HP,...
Mất cân bằng độ pH thường không gây ra triệu chứng rõ rệt mà biểu hiện lâm sàng tương tự như rối loạn cân bằng nước hay điện giải. Tuy nhiên, nếu để ý, bạn có thể vẫn nhận ra một số tín hiệu cảnh báo mất cân bằng axit kiềm trong cơ thể như:
- Cơ thể mệt mỏi kéo dài, thiếu năng lượng dù ngủ đủ giấc và không làm việc quá sức
- Gặp các vấn đề về tiêu hóa như ợ nóng, đầy hơi, khó tiêu, trào ngược axit dạ dày,...
- Đau nhức cơ bắp và xương khớp, đặc biệt là vào buổi sáng sau khi thức dậy
- Đi tiểu ít, nước tiểu đậm màu, có mùi nặng
- Hơi thở có mùi hôi, khô miệng dù uống nước thường xuyên
- Móng tay yếu & dễ gãy, rụng tóc nhiều
- Làn da bị xỉn màu, dễ nổi mụn, kích ứng, viêm nhiễm
- Tăng cân mất kiểm soát mà không rõ nguyên nhân.
- Mất ngủ, ngủ không sâu giấc.
Mất cân bằng axit kiềm trong cơ thể có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, một số nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này gồm:
- Chế độ ăn uống giàu thực phẩm có tính axit
Việc sử dụng quá nhiều thực phẩm như thịt đỏ, hải sản, thực phẩm chế biến sẵn, nước ngọt, đồ uống có ga và caffeine, sữa, chế phẩm từ sữa,... mà tiêu thụ ít thực phẩm có tính kiềm khiến cơ thể bị dư thừa axit.
- Rối loạn hô hấp
Hô hấp kém do các bệnh lý như viêm phổi, hen suyễn, COPD,... khiến lượng CO2 bị giữ lại trong máu, gây toan hô hấp. Ngược lại, thở nhanh hoặc lo âu kéo dài làm giảm lượng CO2, gây kiềm hô hấp. Cả hai tình trạng này đều là nguyên nhân gây mất cân bằng axit kiềm trong cơ thể.
- Căng thẳng kéo dài
Căng thẳng không chỉ làm rối loạn hormone và tăng sản xuất axit lactic mà còn ảnh hưởng đến tiêu hóa và giấc ngủ, làm suy giảm khả năng tự cân bằng của cơ thể. Khi bị căng thẳng kéo dài, hormone cortisol được sản sinh nhiều hơn làm tăng nguy cơ bị dư thừa axit, dẫn đến mất cân bằng độ pH trong cơ thể.
- Thiếu vận động
Ít vận động làm chậm quá trình trao đổi chất và đào thải axit qua tuyến mồ hôi, dẫn đến sự tích tụ axit trong máu, mô cơ và nội tạng. Đấy là một trong những nguyên nhân khiến cơ thể bị toan hóa.
- Mất nước
Khi cơ thể không được cung cấp đủ nước, các cơ quan như thận và gan không hoạt động hiệu quả, dẫn đến khó khăn trong việc đào thải axit dư thừa. Điều này có thể dẫn đến tình trạng dư thừa axit trong cơ thể.
- Ô nhiễm hóa chất
Việc tiếp xúc thường xuyên với các tác nhân gây ô nhiễm như khói bụi, kim loại nặng, thuốc trừ sâu, chất bảo quản,... khiến cơ thể hấp thụ nhiều độc tố có tính axit. Lúc này, cơ thể phải làm việc nhiều hơn để loại bỏ độc tố, dẫn đến sự mất cân bằng axit kiềm, chủ yếu là thừa axit.
- Lối sống thiếu lành mạnh
Cuộc sống hiện đại khiến nhiều người có thói quen thức khuya, ăn uống thất thường, lạm dụng chất kích thích,... Điều này sẽ làm suy yếu hệ thống điều hòa pH tự nhiên của cơ thể, dẫn đến tình trạng mất cân bằng axit kiềm.
Cuộc sống hiện đại với thói quen tiêu thụ nhiều thực phẩm có tính axit và lối sống thiếu lành mạnh khiến cơ thể bị axit hóa. Vì vậy, để cân bằng axit kiềm trong cơ thể, bạn cần điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng và lối sống bằng cách:
Thực phẩm là yếu tố chính ảnh hưởng đến độ pH trong cơ thể. Để giữ cơ thể ở trạng thái kiềm nhẹ, nên tăng cường các loại thực phẩm có tính kiềm cao trong bữa ăn hàng ngày như:
- Rau xanh: rau bina, cải bó xôi, cải xoăn, bông cải xanh, dưa leo, cần tây,...
- Trái cây tươi ít đường: chuối, bơ, táo, cam, chanh, dâu tây,...
- Các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt và các loại hạt như hạnh nhân, hạt lanh, hạt chia,...
Cùng với đó, bạn cần hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm có tính axit như:
- Các loại thịt đỏ: Thịt heo, bò, dê,...
- Sữa động vật
- Thức ăn chế biến sẵn, đồ ăn đóng hộp, đồ chiên rán
- Đồ uống nhiều đường tinh chế như nước ngọt có ga, nước trái cây đóng hộp
- Rượu, bia, cà phê,...
Để cân bằng axit kiềm trong cơ thể, bạn nên duy trì chế độ ăn khoa học với khoảng 70% thực phẩm có tính kiềm, 30% thực phẩm có tính axit trong khẩu phần ăn hàng ngày.
Để hỗ trợ cân bằng axit kiềm trong cơ thể, bạn cần xây dựng lối sống khoa học bằng cách duy trì những thói quen lành mạnh như:
- Ngủ đủ giấc, ít nhất 7 - 8 tiếng mỗi ngày
- Tập thể dục đều đặn, khoảng 30 phút/ngày
- Thiền, hít thở sâu hoặc đi bộ ngoài trời để giảm căng thẳng, tăng hấp thu oxy
- Tránh hút thuốc lá, sử dụng rượu bia và thức uống nhiều caffeine quá mức.
Nước chiếm 70% trọng lượng, là “chất truyền dẫn” quan trọng nhất cho mọi hoạt động sống, có ảnh hưởng đến sự cân bằng độ pH trong cơ thể. Vì vậy, những loại nước uống có độ pH >8.0 như nước ion kiềm, nước khoáng kiềm được xem là lựa chọn an toàn nên bổ sung vào chế độ ăn uống hàng ngày. Với tính kiềm tự nhiên tương tự rau xanh với độ pH từ 8.5 - 9.5, nước ion kiềm giúp trung hòa lượng axit dư thừa, đưa cơ thể về trạng thái cân bằng. Hơn nữa, loại nước uống này còn là nguồn bổ sung khoáng chất, hỗ trợ cân bằng điện giải để tối ưu hoạt động của các cơ quan trong cơ thể.
Trong thời đại thực phẩm công nghiệp, ô nhiễm và stress cao độ, cơ thể rất dễ rơi vào trạng thái toan hóa. Chính vì vậy, việc chủ động xây dựng lối sống kiềm hóa để cân bằng axit kiềm trong cơ thể không phải là nhiệm vụ nhất thời mà là cả một quá trình cần được tính toán khoa học. Trong đó, mỗi người cần chủ động xây dựng chế độ dinh dưỡng và lối sống lành mạnh, ưu tiên sử dụng các sản phẩm có tính kiềm tự nhiên để duy trì sự cân bằng pH, tạo nền tảng vững chắc để duy trì cơ thể khỏe mạnh một cách bền vững.