X
Gas 4.0 &more App
Đặt hàng online, giao hàng tận nơi
FREE - App Store and Google Play

10 bí kíp sử dụng bếp gas an toàn và tiết kiệm

Với nhiều ưu điểm vượt trội như nhiệt trị cao, tốc độ gia nhiệt nhanh, dễ kiểm soát nhiệt độ, tiết kiệm chi phí và khả năng tương thích với dụng cụ nấu ăn đa dạng, bếp gas đã trở thành lựa chọn phổ biến trong các bếp ăn gia đình lẫn bếp ăn công nghiệp. Tuy nhiên, việc sử dụng bếp gas vẫn tồn tại một vài lo ngại về tính an toàn cho người sử dụng. Để tận dụng tối đa lợi ích của bếp gas và đảm bảo sự an toàn trong quá trình sử dụng, bạn nên tham khảo 10 bí kíp về cách sử dụng bếp gas mà Gas4.0 & more gợi ý dưới đây.

 

Mua bếp gas và bình gas chất lượng từ nhà cung cấp uy tín

Chọn mua một chiếc bếp gas đáp ứng nhu cầu là yếu tố đầu tiên mà người sử dụng bếp gas cần lưu ý bởi các tính năng và hệ thống đánh lửa của bếp ảnh hưởng trực tiếp đến định mức tiêu thụ gas bình quân. Ngoài ra, vật liệu của mặt bếp, thân bếp và đầu đốt cũng là yếu tố quyết định tuổi thọ của bếp gas. Do đó, nếu có ý định sử dụng bếp gas lâu dài, bạn nên cân nhắc đến việc chọn mua một chiếc bếp “xịn” của các thương hiệu uy tín hiện nay như Rinnai, Sunhouse, Bluestar, Electrolux, NaMilux,…

chon bep gas va binh gas chinh hang chat luong

Bên cạnh đó, nếu chất lượng của nhiên liệu cũng là yếu tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến tuổi thọ, chi phí và độ an toàn khi sử dụng bếp gas. Việc sử dụng gas kém chất lượng có pha trộn tạp chất không chỉ khiến làm giảm hiệu suất đốt cháy gây tốn nhiên liệu mà còn tạo ra muội than làm bẩn đầu đốt và dụng cụ nấu nướng khiến người sử dụng phải mất nhiều thời gian để vệ sinh bếp, nồi, chảo. Đó là chưa kể việc sử dụng bình gas không đạt chuẩn an toàn có thể làm tăng nguy cơ rò rỉ gas, gây cháy nổ.

 

Lắp đặt bếp và bình gas đúng cách

Trong quá trình đốt cháy, bếp gas sẽ hấp thụ oxy và thải CO2 ra môi trường nên nếu lắp đặt trong phòng kín không được thông gió thì có thể gây ngột ngạt do thiếu oxy. Cách tốt nhất là nên lắp đặt bếp trong phòng thông thoáng, tránh gió lùa trực tiếp gây bốc lửa. Nếu không gian chưa đủ thoáng, bạn nên lắp đặt thêm quạt thông gió trong phòng bếp.

Ngoài ra, khi lắp đặt bếp gas và bình gas cần lưu ý đặt bếp ở vị trí cao hơn bình, cách mặt tường một khoảng tối thiểu 15cm. Bình gas nên đặt cách bếp một khoảng từ 1 đến 1,5m.

sung dung bep gas an toan lap dat dung cach

Nên cẩn trọng khi tháo lắp phần ống dẫn gas, kiểm tra van và các khớp nối phải đảm bảo chặt khít, chắc chắn trước khi bắt đầu sử dụng để đảm bảo an toàn.

Xem thêm: 5 bước lắp đặt bếp gas nhanh chóng an toàn tại nhà

 

Tránh để gần thiết bị điện và vật dễ bắt lửa

Nhiệt từ đầu đốt của bếp gas có thể đốt cháy các vật dễ cháy để gần nó. Do đó, các vật dụng dễ cháy và dễ bắt lửa như giấy, khăn vải, cồn, giấy bạc,…phải được giữ một khoảng cách an toàn với bếp gas.

Đặc biệt, tuyệt đối không nên đặt bếp gas ở những vị trí gần ổ cắm điện và các thiết bị điện gia dụng khác như lò nướng, lò vi sóng, nồi cơm điện. Bởi vì nếu không cẩn thận và bị chập điện mà có gas bị rò rỉ, tia lửa điện phát ra có thể bắt lửa dẫn đến nguy cơ cháy nổ bình gas.

 

Chọn dụng cụ nấu nướng phù hợp

Bếp gas thường không kén nồi, có thể nấu linh hoạt với các dụng cụ nấu nướng làm bằng vật liệu khác nhau. Tuy nhiên, người dùng nên ưu tiên sử dụng các laoị nồi, chảo làm bằng kim loại như nhôm, đồng, inox vì chúng có khả năng dẫn nhiệt tốt lại chống ăn mòn, khả năng nóng chảy ở nhiệt độ rất cao. Tuyệt đối không nên sử dụng bất kỳ đồ dùng bằng nhựa, melamine để nấu ăn vì những vật liệu này dễ có phản ứng với thức ăn, gia vị ở nhiệt độ cao gây ảnh hưởng đến chất lượng món ăn.

Dụng cụ nấu ăn nên có kích thước vừa phải, không quá nhỏ cũng không quá lớn. Đáy nồi quá nhỏ có thể khiến nhiệt lượng bị thất thoát, ngược lại đáy nổi quá lớn sẽ khiến nhiệt lượng phân bổ không đều làm ảnh hưởng đến thời gian chế biến và chất lượng món ăn. 

 

Bật/tắt đúng quy trình

su dung bep gas an toan bat tat dung quy trinh

Nhiều người thường bỏ qua có thói quen khóa bình gas sau khi nấu nướng. Điều này có thể trở thành một trong những nguyên nhân gây ra các sự cố rò rỉ khí gas nếu dây dẫn chẳng may bị nứt gãy hoặc bị côn trùng cắn. Bên cạnh đó, thói quen mở và tắt bếp không đúng quy trình có thể khiến bếp nhanh hỏng và tốn gas hơn bình thường. Để khắc phục điều này, người sử dụng nên chú ý thao tác bật/tắt bếp đúng quy trình. Cụ thể:

Bật bếp: Đầu tiên hãy mở van bình gas, sau đó nhấn nút vặn mở van ở bếp và bắt đầu bật bếp.

Tắt bếp: Khóa van bình gas sau đó chờ cho ngọn lửa trên bếp tắt hẳn mới nhấn vào nút vặn tắt và khóa van bếp.

Sau khi khóa van bình gas mà quan sát thấy ngọn lửa trên bếp vẫn cháy mãi không tắt thì nên kiểm tra lại xem đã khóa chặt chưa. Nếu đã khóa chặt mà lửa vẫn cháy thì có khả năng van bị hở. Lúc này, bạn không nên tắt bếp mà để nguyên hiện trường và liên hệ yêu cầu hỗ trợ từ nhà cung cấp để kiểm tra khắc phục hoặc đổi bình gas khác.

 

Giám sát và điều chỉnh ngọn lửa

Điều khiển ngọn lửa không chỉ là kỹ năng cần thiết của đầu bếp để đảm bảo thời gian chế biến và hương vị món ăn mà còn là vấn đề mà bất cứ người nội trợ dùng bếp gas nào cũng nên lưu ý. Việc điều chỉnh nhiên liệu để tạo ra nhiệt lượng vừa đủ cho nhu cầu nấu nướng sẽ hạn chế sự thất thoát nhiệt, góp phần tiết kiệm gas.

cach su dung bep gas an toan tiet kiem bang cach dieu chinh ngon lua

Nguyên tắc điều chỉnh độ lớn của ngọn lửa khi nấu ăn là: Khi vừa bật mở bếp, nên để ngọn lửa ở mức lớn để có đủ nhiệt lượng làm nóng dụng cụ nấu ăn, sau đó giảm dần đến mức độ phù hợp. Tùy vào nhu cầu xào, chiên, kho hay hầm và độ lớn của dụng cụ nấu ăn mà người dùng điều chỉnh gas và ngọn lửa ở mức thích hợp. Ví dụ, khi chiên xào người ta thường để ngọn lửa lớn còn khi hầm, kho thịt, cá thì chỉ để lửa nhỏ ở mức liu riu. Lưu ý không nên để ngọn lửa lớn vượt khỏi phạm vi đường viền ở đáy chảo vì không chỉ gây thất thoát nhiệt, lửa quá lớn có thể bắt lửa gây ra hỏa hoạn hoặc tiếp xúc làm bỏng da tay khi đang nấu ăn.

Ngoài ra, người nội trợ cũng nên quan sát màu của ngọn lửa để phát hiện vấn đề xảy ra với đầu đốt hoặc chất lượng gas kịp thời. Nếu thấy xuất hiện ngọn lửa màu vàng, người sử dụng bếp gas nên tạm dừng để kiểm tả đầu đốt xem có bị tắc nghẽn hay nguyên nhân khác gây ảnh hưởng đến hiệu suất đốt cháy, từ đó có giải pháp xử lý kịp thời tránh bị tốn gas.

 

Kiểm tra, bảo dưỡng bếp định kỳ

Bếp gas có tuổi tho khá bền nhưng sau một thời gian sử dụng mà không được bảo trì, bảo dưỡn vẫn rất dễ bị hư hỏng. Đáng lo ngại hơn, một số sự cố có thể ảnh hưởng đến sự an toàn cho người dùng.

Mặc dù bình gas 12kg và 45kg hiện nay thường được trang bị van an toàn nhưng không phải hoàn toàn không có nguy cơ rò rỉ gas, đặc biệt là khi vỏ bình kém chất lượng, dây dẫn bị cũ. Vì thế, người dùng gas nên có thói quen kiểm tra dây dẫn và van gas thường xuyên, đồng thời bảo trì bảo dưỡng bếp định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện và xử lý sớm nếu đầu đốt có hiện tượng tắc nghẽn, dây dẫn và van gas bị rò rỉ. Ngoài ra, cần lưu ý tuổi thọ của các thiết bị để thay thế kịp thời để tránh các sự cố đáng tiếc xảy ra do thiết bị quá cũ, bị xuống cấp. Nên thay mới ống dẫn gas định kỳ 2-3 năm/lần, thay van điều áp 5 năm/lần và thay mới bếp gas khi nhận thấy bếp quá cũ, bị hoen gỉ.

 

Vệ sinh bếp gas thường xuyên

Trong quá trình nấu nướng, dầu ăn hoặc một số vụn thức ăn có thể bị bắn ra khỏi nồi, chảo và vương trên bếp gas tạo thành vết bẩn. Nếu không được dọn sạch sẽ, những vết bẩn này có thể gây gỉ sét, tệ hơn có thể gây tắc nghẽn đầu đốt. Do đó, người dùng nên vệ sinh thường xuyên để đảm bảo bếp hoạt động trơn tru với nguyên tắc “lau sạch hàng ngày, tẩy rửa hàng tuần, làm sạch sâu hàng tháng”.

ve sinh bep gas thuong xuyen la cach su dung an toan

Người dùng bếp gas nên tạo thói quen lau chùi bếp gas hàng ngày sau khi sử dụng xong để bếp luôn sạch sẽ. Sau khi nấu ăn, bạn có thể chờ khoảng 30 phút để bếp nguội hẳn, sau đó dùng khăn mềm thấm một chút nước pha giấm/nước cốt chanh/xà phòng để lau sạch bề mặt bếp, đặc biệt là những vị trí bị dầu mỡ hoặc thức ăn bắn vào. Ít nhất mỗi tuần 1 lần, hãy dùng bàn chải chuyên dụng hoặc cọ mềm có ống thổi để cọ rửa và loại bỏ hoàn toàn thức ăn bám cặn trên tấm lưới, đầu đốt. Nếu có thời gian, mỗi tháng 1 lần, bạn nên tháo bếp ra và ngâm, sau đó cọ rửa từng từng phần để rửa sách toàn bộ các vết bẩn, vết gỉ sét, đưa bếp gas về trạng thái sạch, mới như ban đầu. 

► Xem thêm: 5 cách vệ sinh bếp gas đơn giản để bếp luôn sạch bong​​​​​​​

 

Không để trẻ sử dụng bếp gas

Không chỉ bếp gas mà bếp luôn là không gian cấm kị đối với trẻ nhỏ. Vậy nên bạn tuyệt đối không để cho trẻ nấu nướng hoặc tiếp xúc với bếp, bình gas trong nhà. Với trẻ là thanh thiếu niên, nếu muốn sử dụng bếp nấu ăn thì cần có sự giám sát của người lớn để đảm bảo không có sự cố đáng tiếc xảy ra.

Tre nho nen tuyet doi tranh xa bep gas de dam bao an toan

Luôn ở gần bếp gas trong quá trình nấu nướng

Trong quá trình nấu nướng, thức ăn dạng lỏng có thể bị trào ra làm tắt bếp, thậm chí chảy vào đầu đốt và gây bám cặn nếu để lâu không vệ sinh. Ngoài ra, nếu có vật dễ cháy như giấy, nilon,… bất ngờ bay vào bếp do gió thổi có thể làm lửa bùng lên, thậm chí gây hỏa hoạn. Do đó, khi nấu ăn bằng bếp gas, người nội trợ luôn phải đứng bên cạnh để túc trực hoặc ở gần và quan sát bếp thường xuyên để xử lý kịp thời trước khi có sự cố xảy ra.

Tìm hiểu về cách sử dụng bếp gas là điều cần thiết khi trước lựa chọn gas làm nhiên liệu đốt cho nhu cầu nấu ăn của gia đình. Hãy là người dùng thông minh để tiết kiệm chi phí đồng thời đảm bảo sự an toàn cho gia đình.

 

 

News of the same category

Best selling product

Gas Gas4.0 xám 12kg

452,000 đ

Gas Gas4.0 xanh ngang Sh 12kg

472,000 đ

Gas Siam van ngang 12kg

472,000 đ

Gas Arigato xanh 12kg

468,000 đ

Gas Arigato hồng 12kg

468,000 đ

Gas Super xám 12kg

452,000 đ

Gas Phoenix xám 12kg

452,000 đ

Gas Phoenix vàng 12kg

472,000 đ

Gas Gia Đình đỏ 12kg

472,000 đ