Tiêu chảy thường gây ra nhiều triệu chứng, trong đó mất nước và chất điện giải là một trong những biến chứng nguy hiểm, có thể ảnh hưởng tới tính mạng người bệnh. Do đó, việc bổ sung đủ nước là điều cần được chú trọng khi gặp phải bệnh lý này.
Khi bị tiêu chảy, người bệnh có nguy cơ bị mất nước và chất điện giải do quá trình đào thải diễn ra liên tục với tần suất lớn. Khi thiếu nước và điện giải, áp suất cân bằng thẩm thấu bị phá vỡ làm ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa, vận chuyển, hấp thụ năng lượng của tế bào. Nếu không được bổ sung kịp thời, người bệnh có nguy cơ bị mất sức, suy kiệt, thậm chí là tử vong. Vì thế, người bệnh cần chú trọng việc bổ sung nước và chất điện giải khi bị tiêu chảy.
Ngược lại, việc bổ sung nước kịp thời sẽ mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe của người bị tiêu chảy. Không chỉ bù nước và điện giải, nước uống còn có tác dụng cải thiện hệ tiêu hóa, giảm bớt tình trạng đi ngoài đồng thời giúp cơ thể phục hồi nhanh hơn để giảm bớt mệt mỏi và nguy cơ bị kiệt sức.
Khi bị tiêu chảy, người bệnh có thể lựa chọn các loại nước uống có khả năng bù nước và chất điện giải nhanh chóng, hiệu quả. Ngoài oresol, một số thức uống tốt cho người bị tiêu chảy được các chuyên gia sức khỏe khuyến nghị như:
Khi bị tiêu chảy, cơ thể bị mất nước nhanh chóng. Do đó, người bệnh cần uống nhiều nước để bù đắp cho lượng nước bị mất đi. Bác sĩ và các chuyên gia sức khỏe thường khuyến nghị người bệnh tiêu chảy bổ sung nhiều nước hơn so với bình thường và chia thành nhiều lần, uống từng ngụm nhỏ để bù nước, tránh khô miệng.
Khi bị tiêu chảy, hệ tiêu hóa khá nhạy cảm nên người bệnh chỉ nên uống những loại nước có thành phần sạch như nước lọc từ máy điện giải, nước tinh khiết, nước đun sôi để nguội. Ngoài ra, người bệnh có thể uống nước khoáng thay cho nước lọc để bổ sung thêm chất điện giải cho cơ thể.
Gừng có tính nóng, có đặc tính chống viêm, giảm đau, kháng khuẩn, làm ấm dạ dày. Do đó, uống nước ấm khi bị tiêu chảy không chỉ có tác dụng bổ sung lượng nước đã mất mà còn giảm đau, khiến cơ thể dễ chịu hơn.
Trà hoa cúc có tanin, một hợp chất có tính năng kháng khuẩn, làm lành tổn thương dạ dày, giảm đầy bụng, khó tiêu. Do đó, uống trà hoa cúc không chỉ bù nước cho cơ thể mà còn có tác dụng làm giảm tình trạng tiêu chảy do viêm đường ruột.
Vỏ cam có hàm lượng chất xơ cao, đặc biệt là pectin (chất xơ hòa tan trong nước). Hợp chất này có tác dụng kích thích vi khuẩn có lợi trong đường ruột, cân bằng hệ vi sinh. Do đó, uống trà vỏ cam sẽ giúp điều chỉnh nhu động ruột, cải thiện triệu chứng đau bụng, đi ngoài,... cho người bị tiêu chảy.
Nước dừa có vị thanh mát, giàu chất điện giải nên được khuyến khích sử dụng đối với người bị tiêu chảy. Uống nước dừa có thể giúp phục hồi điện giải nhanh chóng cho cơ thể, hạn chế tình trạng bị mất sức khi bị tiêu chảy.
Để mang lại hiệu quả, người bị tiêu chảy chỉ nên uống nước dừa nguyên chất hoặc cho thêm vài hạt muối trắng, không pha thêm đường để tránh kích thích đường ruột.
Những loại nước có tinh bột như nước cháo loãng, nước gạo rang không chỉ cung cấp nước mà còn bổ sung năng lượng cho cơ thể. Những loại nước này thường không gây kích thích nhu động ruột, không khiến dạ dày phải co bóp quá nhiều nên được khuyến khích sử dụng cho người bệnh tiêu chảy.
Trong lá ổi, đặc biệt là lá ổi non chứa tanin, có tác dụng kháng khuẩn, làm săn niêm mạc ruột, giảm tiết dịch dạ dày. Do đó, uống nước trà lá ổi non hoặc búp ổi có tác dụng làm giảm triệu chứng đau bụng và tiêu chảy hiệu quả.
Trái cây chứa nhiều chất điện giải và vitamin như A, E, K,... Do đó, người bị tiêu chảy uống nước trái cây không chỉ giúp bù nước và chất điện giải mà còn bổ sung năng lượng cho cơ thể, giúp người bệnh giảm bớt mệt mỏi, phục hồi nhanh chóng.
Một số loại nước trái cây như cam, táo, ổi, mận,... khá dễ làm, phù hợp với người bị bệnh đường ruột. Ngoài ra, người bệnh có thể uống nước cam pha với mật ong để giảm bớt các triệu chứng tiêu chảy.
Thành phần sữa chua chứa axit lactic, hợp chất có tác dụng kìm hãm sự phát triển của các vi sinh vật gây bệnh đường ruột, bao gồm tiêu chảy như E.coli, Salmonella. Ngoài ra, sữa chua còn cung cấp nhiều lợi khuẩn, giúp cải thiện sức khỏe đường ruột hiệu quả. Do đó, đây được xem là loại thức uống có lợi cho người bị tiêu chảy.
Ngoài những loại thức uống có lợi cho hệ tiêu hóa, khi bị tiêu chảy, người bệnh cũng cần lưu ý tránh những loại thức uống gây kích thích đường ruột, có thể khiến tình trạng tiêu chảy nặng thêm như:
Đi ngoài liên tục khiến lượng enzyme tiêu hóa đường lactose trong sữa giảm, dẫn đến tình trạng đầy hơi, khó tiêu, buồn nôn. Do đó, uống sữa có chứa đạm bò có thể khiến tình trạng tiêu chảy càng nghiêm trọng hơn.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, cafein trong cà phê gây kích thích thần kinh đại tràng, tăng nhu động ruột. Do đó, người bị tiêu chảy nên tránh uống cà phê vì có thể khiến bệnh lý nặng hơn.
Tường tự, một số thức uống có nhiều chất gây kích ứng đường ruột, không có lợi cho hệ tiêu hóa như rượu, bia, nước uống có ga cũng không được khuyến khích sử dụng đối với người bị bệnh tiêu chảy.
Với những thông tin trên, chắc hẳn bạn đã biết người bị tiêu chảy nên uống nước gì để bù nước và chất điện giải hiệu quả, giúp cơ thể nhanh phục hồi. Bên cạnh việc bổ sung đủ nước, người bệnh cũng cần có chế độ ăn uống hợp lý, lựa chọn những loại thực phẩm, đồ uống tốt cho đường ruột, tránh các loại đồ cay, nóng, nhiều đạm và dầu mỡ để hệ tiêu hóa phục hồi nhanh chóng hơn.