Bài viết liên quan:
◾ Đặt lịch 8 thời điểm "vàng" uống nước trong ngày có lợi cho sức khỏe
Mọi người đều biết, nước chiếm đến 70% trọng lượng cơ thể của con người, việc uống đủ nước đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động sống, đặc biệt là quá trình trao đổi chất. Tuy nhiên, không phải ai cũng duy trì được việc uống đủ nước mỗi ngày, thậm chí một số người còn “lười” uống nước dẫn đến nhiều hệ lụy đối với sức khỏe.
Nước đóng vai trò là dung môi hòa tan các chất, tham gia trực tiếp vào các chuỗi chuyển hóa, điều tiết nhiệt độ cho cơ thể, đồng thời giúp bài tiết các chất độc hại ra khỏi cơ thể. Do đó, cơ thể thiếu nước sẽ để lại nhiều hệ lụy nghiêm trọng, thậm chí là gây nên những căn bệnh nguy hiểm cho sức khỏe.
Đóng vai trò là cơ quan lọc máu trong cơ thể nên khi bị thiếu nước, lưu lượng máu đến thận giảm sẽ khiến hiệu quả lọc máu của thận bị giảm sút, các chất độc hại trong cơ thể bị ứ đọng lại trong máu và thận gây nên các bệnh lý về thận. Ngoài ra, khi cơ thể bị thiếu nước, thận sẽ tăng cường tái hấp thu nước trong nước tiểu làm cho nước tiểu bị cô đặc. Điều này có thể dẫn đến sự lắng đọng của các chất có trong nước tiểu và gây sỏi thận.
Việc uống ít nước khiến cơ thể bị thiếu nước sẽ khiến thể tích máu suy giảm. Lúc này, thận bị thiếu hụt máu sẽ bài tiết ra Renin khiến cơ thể sinh ra các chất như Angiotensin và Aldosteron, là hai hợp chất gây co mạch và tăng giữ nước làm tăng huyết áp.
Bên cạnh đó, cơ thể thiếu nước khiến máu bị cô đặc và tăng huyết áp khiến tim phải hoạt động “vất vả” hơn để có thể bơm máu đến các cơ quan trong cơ thể. Nếu tình trạng tim hoạt động quá sức kéo dài sẽ gây nên một số bệnh lý về tim.
Các mặt sụn tại khớp hoạt động trơn tru là nhờ cấu trúc trơn láng của bề mặt sụn khớp và các dịch trong ổ khớp, trong đó nước chiếm tỷ lệ khá lớn. Nếu cơ thể đủ nước, cả sụn khớp và dịch khớp đều ở trạng thái tốt nhất nên cử động của sẽ không gặp bất cứ trở ngại nào. Tuy nhiên, nếu cơ thể bị thiếu nước, cấu trúc sụn khớp sẽ bị thay đổi khiến bề mặt thiếu đi sự trơn tru, sự bài tiết của dịch khớp cũng suy giảm làm tăng ma sát giữa hai bề mặt sụn khớp gây đau khớp.
Nước là dung môi chính giúp hòa tan các chất trong cơ thể, giữ cho nồng độ các chất luôn ở mức cân bằng để cơ thể hoạt động bình thường. Tuy nhiên, việc uống ít nước khiến cơ thể bị thiếu nước có thể khiến nồng độ các chất hòa tan, đặc biệt là các chất điện giải thay đổi, sự cân bằng bị phá vỡ gây nên tình trạng rối loạn điện giải trong cơ thể. Ở mức độ nặng hơn có thể khiến cơ thể bị rối loạn điện giải cấp tính, gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.
Cơ thể không đủ nước có thể gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng đối với sức khỏe. Khi bị thiếu nước, cơ thể sẽ đưa ra nhiều phản ứng cảnh báo để bạn bổ sung nước kịp thời. Do đó, để đảm bảo sức khỏe không bị ảnh hưởng do uống ít nước, bạn nên nắm rõ những biểu hiện của việc thiếu nước dưới đây.
Nếu bạn uống ít nước, khát nước là biểu hiện đầu tiên giúp bạn nhận biết cơ thể bị thiếu nước. Không những thế, cảm giác khát nước quá mãnh liệt còn là dấu hiệu cảnh báo tình trạng mất nước trong cơ thể. Lúc này, các chất điện giải trong máu như natri, kali bị cô đặc hơn khiến não phát ra tín hiệu khát nước. Đồng thời, hoạt động tiết nước bọt bị giảm đi tạo cảm giác khô miệng.
Số lần đi tiểu bình thường trong ngày tùy thuộc vào từng thời điểm và từng người cụ thể. Tuy nhiên, nếu uống đủ nước hàng ngày thì số lần đi tiểu trung bình sẽ khoảng 3 giờ/lần.
Khi cơ thể bị thiếu nước, nồng độ các chất điện giải trong cơ thể cao hơn buộc não thúc đẩy tuyến yên tiết ra hormon chống bài niệu và thận tiết ra ít nước hơn. Do đó, cơ thể sẽ giảm sản xuất nước tiểu khiến số lần đi tiểu ít hơn bình thường.
Cũng theo kết luận của Viện nghiên cứu quốc gia Hoa Kỳ về bệnh đái tháo đường, tiêu hóa và bệnh thận (NIDDK) thì nước tiểu của người bình thường sẽ có màu vàng nhạt. Khi nước tiểu có màu sẫm hơn bình thường, đó chính là dấu hiệu của việc cơ thể đang bị thiếu nước.
Nếu ngủ đủ giấc vào ban đêm nhưng ban ngày vẫn có biểu hiện mệt mỏi thì rất có thể là cơ thể bạn đang bị thiếu nước. Nhiều nghiên cứu chính thống đã chỉ ra rằng việc thiếu nước do uống ít nước có thể gây ra tình trạng đau đầu và đau nửa đầu. Mặc dù việc bổ sung đủ nước không có tác dụng loại bỏ hoàn toàn chứng đau đầu nhưng đây là một trong những cách để giảm tác động tiêu cực đến chứng đau nửa đầu.
Cảm giác thèm ăn
Không phải tự nhiên mà nhiều chuyên gia dinh dưỡng đưa ra lời khuyên con người nên uống bổ sung nước khi có cảm giác đói. Bên cạnh đó, uống nhiều nước cũng là cách để giảm cân hiệu quả bởi việc bổ sung đủ nước sẽ giúp cơ thể có cảm giác no lâu, giảm cảm giác thèm ăn. Ngược lại, khi cơ thể không đủ nước, bạn sẽ có cảm giác thèm ăn hơn.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn nên uống nước mỗi khi cảm thấy đói mà cần phải có chế độ ăn uống hợp lý. Nếu cảm thấy đói và khó chịu, bạn có thể uống một cốc nước trước nhưng sau khi uống nước mà vẫn cảm thấy đói thì lúc này bạn nên bổ sung bằng bữa ăn để đảm bảo cơ thể luôn có đủ chất cho sự sống.
Uống ít nước được xem là một trong những nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng táo bón. Do đó, ngoài việc bổ sung nhiều chất xơ thì uống nhiều nước cũng là cách để duy trì và thúc đẩy quá trình trao đổi chất, tăng bài tiết để hạn chế táo bón một cách tự nhiên và hiệu quả.
Nước là nguồn cung cấp chất dưỡng ẩm tự nhiên cho da. Vì thế, khi cơ thể bị thiếu nước sẽ gây ra tình trạng da bị khô, nhăn nheo, thậm chí là nứt nẻ và bong tróc. Do đó, các chuyên gia làm đẹp luôn khuyến cáo mọi người bổ sung đủ nước để cải thiện sức khỏe đồng thời tăng độ ẩm cho da.
Bên cạnh việc bổ sung nước, bạn cũng nên kết hợp bổ sung vitamin và khoáng chất bằng cách ăn nhiều rau xanh, trái cây và sữa chua,... để có làn da khỏe mạnh.
Kết luận:
Việc uống ít nước khiến cơ thể bị thiếu nước mà không được bù đắp kịp thời trong khoảng thời gian dài có thể gây nên nhiều hệ quả nghiêm trọng đối với sức khỏe. Do vậy, bổ sung nước đầy đủ mỗi ngày là điều vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe cho bản thân mình. Tùy thuộc vào thể trạng, bạn có thể lựa chọn bổ sung nước uống hàng ngày bằng cách sử dụng nước khoáng hoặc nước tinh khiết nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất.
58,000 đ
55,000 đ
57,000 đ
100,000 đ
132,000 đ