Nhờ sự ra đời của các thiết bị hiện đại, nấu cơm trở thành một việc đơn giản gần như ai cũng có thể làm được kể cả trẻ nhỏ. Thế nhưng để nấu được một chén cơm dẻo thơm, trọn vẹn cả về hương vị lẫn giá trị dinh dưỡng không phải là điều dễ dàng nếu bạn vẫn mắc phải những sai lầm khi nấu cơm dưới đây.
Đây là một trong những sai lầm mà gần như người nội trợ nào cũng mắc phải, thậm chí không quan tâm.
Thế nhưng theo một nghiên cứu tại Mỹ, trung bình có tới 1.500 con vi khuẩn trú ngụ trên lòng bàn tay mỗi người chúng ta. Đấy là chưa kể hàng ngày đôi tay phải tiếp xúc với rất nhiều vi khuẩn, bụi bẩn trong quá trình làm việc, di chuyển. Việc không rửa sạch tay trước khi vo gạo có thể khiến cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào cơ thể thông qua nồi cơm.
Có một suy nghĩ sai lầm nhiều người vẫn thường mắc phải đó là phải vo gạo nhiều lần cho hết phần nước đục thì gạo mới sạch hoàn toàn. Tuy nhiên, điều này lại vô tình khiến cho một hàm lượng lớn các chất dinh dưỡng trong hạt gạo bị mất đi.
Có một sự thật rằng, phần cám gạo mỏng bên ngoài hạt gạo là nơi tập trung nhiều vitamin và khoáng chất nhất trong hạt gạo, bao gồm vitamin B1, B2, B6, protein, lipid, glucid,... Khi vo gạo, việc chà xát quá mạnh và nhiều lần sẽ khiến những dưỡng chất này bị trôi hết, hàm lượng dưỡng chất trong hạt cơm khi nấu chín sẽ không còn được nguyên vẹn.
Do đó, để giữ lại đầy đủ chất dinh dưỡng trong hạt gạo, bạn cần thay đổi thói quen vo gạo của mình. Thay vì vo gạo trực tiếp trong nồi, hãy cho gạo vào giá (rổ) vo gạo và đặt vào nước rồi lắc nhẹ để loại bỏ trấu, sạn bám trên hạt gạo.
Gạo được bảo quản không đúng cách ở những nơi ẩm ướt, kém vệ sinh, thiếu ánh sáng… sẽ rất dễ bị ẩm mốc. Lúc này, bạn sẽ thấy hạt gạo đổi từ màu trắng trong sang trắng ngà, vàng đục, sau một thời gian còn xuất hiện nấm mốc màu xám xanh bám bên ngoài hạt gạo.
Thông thường, các nhà sản xuất hay chuyên gia dinh dưỡng đều khuyên người tiêu dùng không nên dùng gạo đã có dấu hiệu ẩm mốc, mối mọt. Thế nhưng một số người vẫn nghĩ rằng chỉ cần vo sạch gạo là có thể ăn bình thường vì chúng chỉ tồn tại trên bề mặt chứ không ảnh hưởng chất lượng bên trong.
Trên thực tế, nấm Aspergillus flavus thường xuất hiện ở gạo bị ẩm mốc có thể tạo ra một loại độc tố gọi là aflatoxin ngấm sâu vào bên trong hạt gạo. Nếu ăn cơm được nấu từ gạo bị mốc, độc tố này có thể xâm nhập vào cơ thể, tích lũy dần dần và trở thành một trong những nguyên nhân gây bệnh ung thư gan.
Hầu hết chị em nội trợ hiện nay đều có thói quen nấu cơm bằng nước lạnh mà không biết rằng việc sử dụng nước lạnh khi nấu sẽ khiến cho hạt gạo bị trương nở, các chất dinh dưỡng trong gạo cũng theo đó mà tan ra trong nước. Khi nấu, một phần nước bốc hơi đồng nghĩa với hàm lượng dinh dưỡng hòa tan trong nước này cũng mất đi.
Nếu sử dụng nước sôi để nấu cơm, khi cho nước vào sẽ làm lớp màng ngoài của hạt gạo co lại, bảo vệ các chất dinh dưỡng bên trong không bị hòa tan. Ngoài ra, với một số loại gạo nở nhiều, hạt cơm nấu bằng nước ấm hoặc nước sôi thường không nở bung như khi nấu bằng nước lạnh.
Vì vậy, bạn nên từ bỏ thói quen nấu cơm bằng nước lạnh mà thay bằng nước nóng để giữ lại dưỡng chất, hạt cơm tơi ngon hơn. Ngoài ra, nấu bằng nước sôi sẽ giúp rút ngắn thời gian nấu cơm cho chị em nội trợ rất nhiều.
Theo kinh nghiệm của nhiều chị em nội trợ, khi nồi cơm điện vừa bật sang chế độ hâm nóng, nếu mở nắp nồi ngay thì sẽ khiến cơm bị nhão và mất ngon do hơi nước vẫn đọng lại trong nồi khá nhiều. Vậy nên, tốt nhất là nên chờ thêm tối thiểu 10 phút chờ hơi nước thoát bớt ra ngoài rồi mới mở nắp để hạt cơm ráo, tơi và ngon hơn nhé.
Cách nấu cơm rất đơn giản nên ai cũng có thể làm được nhưng để có được bát cơm ngon, người nội trợ cần tránh những sai lầm khi nấu cơm kể trên và học hỏi thêm nhiều bí quyết khác. Bên cạnh đó, lựa chọn loại gạo có chất lượng, phù hợp khẩu vị của mọi người cũng là điều vô cùng quan trọng để có bữa cơm gia đình trọn vẹn.