X
Gas 4.0 &more App
Đặt hàng online, giao hàng tận nơi
FREE - App Store and Google Play

5 nguyên nhân nổ bình gas và cách xử lý khi khí gas bị rò rỉ

Nhiều người lầm tưởng rằng bình gas hoặc bếp là nguyên nhân nổ bình gas, nhưng trên thực tế nguyên nhân nổ bình gas thường do khí gas rò rỉ từ ống dẫn, van,...

Sử dụng gas để đun nấu, phục vụ sinh hoạt hàng ngày giúp tiết kiệm chi phí cho gia đình. Tuy nhiên, không ít vụ tai nạn cháy nổ gas xảy ra và để lại hậu quả nghiêm trọng khiến nhiều gia đình e ngại, chấp nhận tốn thêm chi phí để chuyển qua dùng bếp điện, bếp từ,… Tuy nhiên, chỉ cần trang bị đủ kiến thức về cách sử dụng gas an toàn và nắm rõ các nguyên nhân nổ bình gas cũng như cách xử lý khi gas bị rò rỉ, người nội trợ hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng gas. 

1. Các nguyên nhân gây nổ bình gas thường gặp

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến nổ bình gas, trong đó có 5 trường hợp phổ biến, người dùng gas cần phải lưu ý sau:

1.1. Dây dẫn nối bình gas và bếp gas bị rò rỉ

Sau một thời gian dài sử dụng, dây dẫn bằng cao su nối bình gas với bếp gas có thể bị lão hóa, gập xoắn hoặc bị chuột cắn dẫn đến tình trạng hở, nứt khiến khí gas bị rò rỉ ra ngoài. Khi lượng khí gas bị rò rỉ tích tụ đến một tỷ lệ nhất định, gặp phải những tác động bên ngoài như nhiệt độ cao hoặc tia lửa điện do sử dụng ổ cắm, bật/ tắt công tắc điện gần đó sẽ gây ra cháy nổ.

Nhiều vụ tai nạn nổ bình gas thời gian gần đây đều xuất phát từ nguyên nhân này. Do đó, để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng gas, người dùng nên mua dây dẫn tại địa chỉ có uy tín để được đảm bảo về độ bền. Ngoài ra, các gia đình sử dụng gas nên thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng dây dẫn để phát hiện sớm tình trạng dây bị gập, xoắn. Dây dẫn gas có dấu hiệu hư hại hoặc sử dụng trên 1 năm cũng nên được thay thế để đảm bảo an toàn.

Rò rỉ khí gas do dây dẫn hở, nứt là nguyên nhân nổ bình gas

1.2. Van gas bị hỏng, các mối nối giữa dây dẫn với bình gas bị lỏng lẻo

Van gas bị hỏng hay các mối nối giữa dây dẫn và bình bị lỏng cũng là nguyên nhân gây nổ bình gas. Nguyên nhân là khí gas được lưu trữ trong vỏ bình ở dạng khí hóa lỏng nhờ việc nén ở áp suất cao. Để giảm áp suất đầu ra, đảm bảo an toàn khi nấu nướng, nhà sản xuất buộc phải có thêm một thiết bị chuyển đổi áp suất gọi là van điều áp. Trong trường hợp gioăng van không kín, van bình gas bị hở, hỏng sẽ khiến gas bị xì.

Chính vì thế, để phát hiện lỗi, tiến hành xử lý kịp thời thì người dùng nên kiểm tra van điều áp, điểm nối giữa van với bình gas và ống dẫn thường xuyên bằng cách thử bằng bọt xà phòng. Người dùng nên lưu ý thay van điều áp gas lập tức nếu van quá cũ hoặc bị hỏng đồng thời thay mới định kỳ 2 năm/lần. Khi thay van, cần chú ý xiết chặt các mối nối để đảm bảo an toàn, phòng chống cháy nổ.

1.3. Không khóa gas sau khi nấu hoặc khoa sai quy trình

Nhiều người nội trợ thường quên khóa van bình gas sau khi nấu xong hoặc có thói quen tắt bếp rồi mới khóa van mà không biết rằng khí gas còn trong đường ống dẫn có thể bị rò rỉ ra ngoài, làm tăng nguy cơ cháy nổ. Một vài trường hợp người nội trợ chỉ khóa van gas mà bỏ qua bước tắt bếp cũng dễ dẫn tới nguy cơ rò rỉ gas.

Do đó, người dùng cần tạo thói quen khóa van đúng cách. Quy trình khóa van gas đúng là khóa van bình lại, chờ lửa trên bếp tắt hoàn toàn sau đó mới tắt bếp.

Khóa van sai quy trình cũng có thể trở thành nguyên nhân nổ bình gas

1.4. Bình gas, bếp gas cũ, kém chất lượng

Nếu sử dụng bình gas chính hãng thì việc nổ gas do bình hiếm khi xảy ra vì vỏ bình gas đã được kiểm định kỹ càng, đáp ứng tiêu chuẩn an toàn mới được phép lưu hành trên thị trường.

Những trường hợp sử dụng bình gas bị sang chiết trái phép hoặc sử dụng phải vỏ bình đã quá hạn nhưng nhà sản xuất vẫn quay vòng mới là nguyên nhân khiến bình gas phát nổ.

Bên cạnh đó, bếp gas cũ bị hoen rỉ, đầu đốt và mâm lửa bị nghẹt, đặt sai vị trí cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới rò rỉ khí gas, gây nguy hiểm trong quá trình sử dụng, thậm chí gây cháy nổ.

Để đảm bảo an toàn, giảm thiểu nguy cơ cháy nổ bình gas, người dùng nên mua bếp và bình gas chính hãng đồng thời bảo dưỡng, bảo trì bếp cũng như các thiết bị của hệ thống gas thường xuyên. Điều này không chỉ giúp người dùng phát hiện sớm các hư hỏng nếu có mà còn tiết kiệm gas trong quá trình sử dụng.

Nguyên nhân bình ga bị nổ do sử dụng gas chiết nạp trái phép

1.5. Vô ý khi đun nấu

Ngoài những nguyên nhân nổ bình gas do chất lượng vỏ bình, van gas, ống dẫn thì thói quen của người dùng cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng cháy nổ. Chẳng hạn, người nội trợ vô ý để các vật dễ bắt lửa như giấy ăn, khăn lau, chai nhựa, bật lửa,… cạnh bếp ăn. Khi đun nấu, nếu gió thổi trực tiếp vào bếp có thể khiến ngọn lửa lan ra, bén vào các vật dụng này và gây cháy nổ.

Cũng có trường hợp người nội trợ không chú ý tới bếp trong quá trình đun nấu khiến nước trào xuống bếp làm tắt lửa nhưng khí gas trong bình vẫn tiếp tục được bơm lên ống dẫn. Điều này có thể dẫn tới việc bị rò rỉ gas. Khí gas bị xì liên tục mà không được đốt cháy có thể dẫn đến cháy nổ nếu gặp phải tác động của nguồn nhiệt hoặc tia lửa điện.

Để đảm bảo an toàn, giảm thiểu nguy cơ cháy nổ, người dùng cần đảm bảo khoảng cách giữa bếp và bình gas tối thiểu khoảng 1.5m. Người nội trợ cần tập trung trong quá trình nấu nướng, không để các vật dụng dễ cháy, thuốc diệt côn trùng ở gần bếp hay xịt thuốc dưới gầm bếp gas đang cháy để tránh ngọn lửa bị bùng lên gây cháy nổ.

2. Các bước xử lý khi khí gas bị rò rỉ để đảm bảo an toàn

Tai nạn nổ bình gas thường ít khi xảy ra nếu người dùng tuân thủ các hướng dẫn của nhà sản xuất. Mặc dù vậy, việc rò rỉ khí gas vẫn có thể xảy ra do một trong những nguyên nhân trên. Do đó, ngoài việc trang bị những kiến thức sử dụng gas an toàn, người sử dụng gas cũng cần tham khảo cách xử lý khi bị rò rỉ gas để hạn chế nguy cơ nổ bình gas.

Nếu phát hiện khí gas bị rò rỉ, người dùng cần bình tĩnh và xử lý tình huống theo hướng dẫn sau:

Các bước xử lý khi khí gas rò rỉ nhanh chóng

Khóa van bình gas và sơ tán mọi người

Khi ngửi thấy mùi gas, trước tiên người dùng cần khóa van bình gas lại đồng thời thông báo mọi người di chuyển tới nơi an toàn để tránh hít phải khí gas, phòng ngừa tình trạng khí gas bốc cháy đột ngột.

Mở hết các cánh cửa 

Nhanh chóng mở cửa, đặc biệt là các cánh cửa phía trên để khí gas thoát ra ngoài và hạ nhiệt độ phòng. Người dùng có thể sử dụng quạt tay hay bìa cứng để lùa khí gas ra ngoài nhưng tuyệt đối không dùng quạt máy vì có thể tạo ra tia lửa điện làm bắt lửa khi cắm vào ổ cắm.

Không bật/tắt công tắc

Tuyệt đối không bật/tắt bóng đèn, quạt thông gió và các thiết bị điện, điện tử khác trong nhà để tránh tạo ra tia lửa điện gây bắt lửa.

►Gọi hỗ trợ từ người có chuyên môn

Trong trường hợp khí gas bị rò rỉ nhiều, khó kiểm soát, người dùng nên gọi điện cho nhà cung cấp gas hoặc trung tâm cứu hộ/PCCC. Tuyệt đối đừng cố tìm nguyên nhân gây rò rỉ gas nếu không có chuyên môn, rất dễ gặp nguy hiểm nếu tự ý xử lý.

Xem thêm: Bí quyết sử dụng gas an toàn: Dấu hiệu và cách xử lý khi bị rò rỉ gas

Tìm hiểu nguyên nhân nổ bình gas và cách xử lý giúp người dùng chủ động kiểm tra, bảo dưỡng và thay mới các thiết bị trong hệ thống gas, giảm thiểu nguy cơ rò rỉ khí gas. Bên cạnh đó, các gia đình nên lựa chọn mua bếp gas và bình gas ở các cửa hàng, đại lý chính hãng, có uy tín để được đảm bảo an toàn. Chưa kể, các hãng gas lớn luôn cam kết mua bảo hiểm trên mỗi bình gas nhằm giảm thiểu rủi ro, thiệt hại tối đa cho người dùng. 

Quý khách hàng có nhu cầu đặt gas chính hãng Petrolimex, Petrovietnam, PetroDana, Siamgas, Elf gaz, Saigon Petro, Phoenix Gas, Pacific Petro,... vui lòng liên hệ cửa hàng Gas4.0 gần nhất hoặc gọi hotline 1900 1740 để được hỗ trợ tư vấn, đặt hàng nhanh nhất. 

 

 

News of the same category

Best selling product

Gas Gas4.0 xám 12kg

446,000 đ

Gas Gas4.0 xanh ngang Sh 12kg

466,000 đ

Gas Siam van ngang 12kg

466,000 đ

Gas Arigato xanh 12kg

462,000 đ

Gas Arigato hồng 12kg

462,000 đ

Gas Super xám 12kg

446,000 đ

Gas Phoenix xám 12kg

446,000 đ

Gas Phoenix vàng 12kg

466,000 đ

Gas Gia Đình đỏ 12kg

466,000 đ